Vừa đi chơi xa hai tuần lễ tham quan “Chính Thống Giáo” ở Nga về thì tôi nhận được thư “đặt hàng” viết bài từ một bạn đọc gửi đến, bạn đọc đó cho biết, nhận được lời đề nghị giải thích từ email: tranducanh86@gmail.com bình luận về bài viết của giám mục Nguyễn Thái Hợp.
Trong thư ông Anh trích dẫn một đoạn viết về Phật Giáo trong bài “Đối Thoại Trong Viễn Tượng Đa Phức Tôn Giáo” của Gm Nguyễn Thái Hợp và viết:
Tôi không am tường nhiều về lịch sử Phật giáo. Vậy kính xin quý vị có thể trả lời cho tôi, rằng liệu có những sự việc đó không trong lịch sử Phật giáo & nếu có thì cần cắt nghĩa nó như thế nào để những ai đọc nó sẽ không bị hiểu nhầm về Phật giáo. Kính xin quý vị có thể viết một bài về đề tài này & có những luận chứng bác bẻ ý kiến của bài viết này.
Tôi có cảm tưởng đây là Lm Trần Đức Anh, người đã dịch Sứ Điệp Hòa Bình của Gh Benedict XVI trước đây vì đoạn văn trên có vẻ như là một thách đố cho Giao Điểm và cho riêng cá nhân tôi. Vì vậy tôi đành phải bỏ thì giờ để đọc bài “Đối Thoại Trong Viễn Tượng Đa Phức Tôn Giáo” của Gm Nguyễn Thái Hợp.
Bài “Đối Thoại Trong Viễn Tượng Đa Phức Tôn Giáo” của Gm Nguyễn Thái Hợp không lạ đối với tôi, nội dung cũng giống như của một số tác giả trí thức Ca-tô khác: khoa trương trên đầu môi chót lưỡi những lời hoa mỹ đạo đức giả, gài vào vài đoạn xuyên tạc Phật Giáo, xuyên tạc lịch sử, và tiếp tục mê sảng với những điều mê tín của Ca-tô Rô-ma Giáo thuộc thế kỷ 17. Nếu tình cờ tôi đọc được bài này thì tôi sẽ không mất thì giờ phê bình. Nhưng thể theo lời yêu cầu của ông Trần Đức Anh, và cũng để “giải hoặc”, bất đắc dĩ tôi đành phải bỏ thì giờ để viết một bài nhận định bài “Đối Thoại Trong Viễn Tượng Đa Phức Tôn Giáo” của Gm Nguyễn Thái Hợp. Nhưng tôi cần phải kính cáo trước cùng độc giả là, bài viết này không phải là chỉ để đối thoại với Gm Nguyễn Thái Hợp, cũng không phải chỉ là để phê bình bài của Gm Nguyễn Thái Hợp, mà tôi sẽ mở rộng các chủ đề để chúng ta và những người Ca-tô có thể biết rõ hơn về Ca-tô Rô-ma Giáo cùng thực chất những bậc lãnh đạo trí thức trong Ca-tô Giáo như Gm Nguyễn Thái Hợp. Do đó, có lẽ bài sẽ dài hơn thường lệ, mong độc giả thông cảm.
Trước hết, tôi có thể trả lời ngay ông Anh là: Đối với những người có đôi chút hiểu biết về Phật Giáo thì không ai có thể “hiểu nhầm” về Phật Giáo qua những điều mà Gm Nguyễn Thái Hợp viết về Phật Giáo trong bài “Đối Thoại Trong Viễn Tượng Đa Phức Tôn Giáo”. Tại sao? Bởi vì Gm Nguyễn Thái Hợp đưa ra một loạt những điều vu vơ, không rõ ràng, không ghi rõ xuất xứ theo tiêu chuẩn trong lãnh vực học thuật, cho nên độc giả khó có thể kiểm chứng. Đây hầu như là mẫu mực “thảo luận” của một số trí thức Ca-tô. Ông ta cũng, hoặc là không hiểu rõ lịch sử, hoặc là cố ý xuyên tạc, gán cho Phật Giáo những gì không phải của Phật Giáo. Và nhất là, dù những gì Gm Nguyễn Thái Hợp viết là có thật thì chúng cũng chẳng liên quan gì đến “Lịch sử Phật Giáo”. Tôi sẽ phân tích chi tiết hơn trong phần tôi phê bình bài của Gm Nguyễn Thái Hợp sau đây.
* * *
Bài của Gm Nguyễn Thái Hợp có 6 đề mục: 1) Ý Nghĩa Của Đối Thoại; 2) Lòng Bao Dung; 3) Thái Độ Bất Bao Dung; 4) Từ bao dung đến tự do tôn giáo; 5) Đối Thoại Và Giữ Vững Căn Tính; và 6) Thách Đố Của Đối Thoại Liên Tôn. Tôi sẽ đi vào từng đề mục trên. Như trên đã nói, bài này dài hơn thường lệ, cho nên tôi sẽ chia làm hai phần. Phần I phê bình và mở rộng ba đề mục đầu, và Phần II phê bình và mở rộng ba đề mục cuối.
=========
PHẦN I
1.Về đề mục 1: Ý Nghĩa Của Đối Thoại , Gm Nguyễn Thái Hợp viết:
Trong thế giới hôm nay, điều kiện tiên quyết của một cuộc đối thoại đích thực là phải chấp nhận đa nguyên, đa văn hóa và trân trọng những khác biệt căn bản giữa người với ta. Người khác tự bản chất không những không thể đồng hóa với ta, mà thực sự khác ta rõ rệt. Chính nơi sự khác biệt này ta tìm thấy căn tính và đặc thù của họ, làm cho họ là họ, chứ không phải là ta hay một ai khác.
Đây là những nhận định tương đối đúng về căn bản “đối thoại” nhưng có phải là Gm Hợp viết về chủ trương, chính sách “đối thoại” của Giáo hội Ca-tô Rô-ma không, hay đó chỉ là những lời hoa mỹ trên đầu môi chót lưỡi? Vậy trước hết chúng ta hãy tìm hiểu thực chất chính sách “đối thoại” của Ca-tô Rô-ma Giáo qua vài tài liệu để xem Gm Nguyễn Thái Hợp viết thật hay viết chơi. Trong bài, Gm Hợp có viết nhiều đến Công Đồng Vatican II và một số văn kiện của Vatican về đối thoại với những tôn giáo phi-Ca-tô và phi-KiTô và về “tự do tôn giáo”. Nhưng chúng ta sẽ thấy, tất cả chỉ có trên mặt giấy tờ..
Thật vậy, “Tài liệu Vatican II với những Ghi Chú, Bình Luận của những giới chức có thẩm quyền Ca-tô, Tin Lành và Chính Thống Giáo” [The Documents of Vatican II: With Notes and Comments by Catholic, Protestant and Orthodox Authorities), Walter M. Abbot, S.J., làm Chủ Biên (General Editor) viết như sau, trang 336:
Trong nhiều thập niên, mỗi năm vào tháng Giêng, Ca-tô Rô-ma Giáo đã để ra 8 ngày để cầu nguyện cho sự thống nhất Giáo hội. Cho đến năm 1959, ý tưởng chính trong những ngày đó, từ 18 đến 25 thàng Giêng, là hi vọng tín đồ Tin Lành sẽ “trở lại” Giáo hội chân thật duy nhất(nghĩa là Ca-tô Rô-ma Giáo) và hệ phái Chính Thống sẽ dẹp tiệm. Cũng trong những thập niên này, những tín đồ Tin lành đã ngày càng tham gia vào cái về sau được gọi là “Phong trào hợp tác tôn giáo”. Sự phát triển và hình thành Công Đồng Giáo Hội Toàn Cầu, sự gia tăng trong việc tập hợp các giáo hội Tin Lành địa phương trên hoàn cầu, sự kết hợp của các giáo hội, tất cả những hoạt động trên biểu thị một đường hướng thống nhất. Giáo hội Ca-tô Rô-ma vẫn đứng ở ngoài xa. Ở Âu châu có những trung tâm điều nghiên Ca-tô quan sát, canh chừng những sự phát triển này, nhưng đại cương thì giáo hội chỉ canh chừng và cầu nguyện, chứkhông tham gia cuộc đối thoại hay cầu nguyện của các giáo hội Tin Lành. Thế rồi Giáo hoàng John XXIII lên ngôi và ngày 25 tháng 7 năm 1959, ngài loan báo ý định triệu tập một công đồng hợp tác tôn giáo.
[Each year in January, for many decades, Roman Catholics have offered eight days of prayer for Church unity. Until 1959, the general idea behind those days of prayer, January 18-25, was the hope that the Protestants would “return” to the one true church, and the Orthodox schism would end. Throughout those same decades, Protestants became more and more involved in what had come to be called the “ecuminal movement”. The development of the the World Council of Churches, the growth of national and world wide groupings of Protestant Churches, the merges of Churches – all these expresses the grouping toward unity. The Roman Cathilic Church remained aloof. There were Catholic Centers of study in Europe that watched developments, but, in general, the Church watched and prayed without joining in the dialogue and prayer of the Protestant Churches. Then came Pope John XXIII and, on January 25, 1950, he announced his intention to call an Ecuminal Council.]
Vậy, căn bản tham gia đối thoại của Ca-tô Rô-ma Giáo để đi đến hợp tác tôn giáo là hi vọng thống nhất các hệ phái Ki-tô cùng thờ một Chúa: Ca-tô, Tin Lành, và Chính Thống, thống nhất dưới quyền của Ca-tô Rô-ma Giáo. Thật vậy, “Bản đề nghị sắc lệnh hòa giải hòa hợp tôn giáo” (The conciliar decree on ecumenism) của Ca-tô Giáo gồm có 5 chương, 3 chương đầu nói về nguyên tắc và cách thức thực hành hòa hợp tôn giáo và những quan hệ với các giáo hội Tin Lành và Chính thống. Chương thứ tư nói về quan hệ với người Do Thái, và chương thứ 5 về “tự do tôn giáo” (There were five chapters. The first three covered principles and practices of ecumenism and relations with Protestant and Orthodox Churches. The fourth chapter was on the relations with the Jews; the fifth was on religious freedom).
Trong chương thứ tư nói về quan hệ với người Do Thái, Hồng y Bea đã mở rộng để thêm vào đó một bàn Tuyên Ngôn về quan hệ của Giáo hội đối với các tôn giáo phi-Ki Tô (Declaration on the relationship of the Church to Non-Christian religions). Nhưng ngay trong bản tuyên ngôn này, Giáo hội Ca-tô vẫn khẳng định là Gót (God) đã tạo dựng ra giống người và Giáo hội tuyên bố và phải tuyên bố mãi mãi là đấng Ki Tô là “con đường, là sự thật, là sự sống”, và con người chỉ có thể có một đời sống tôn giáo đầy đủ nhất trong Chúa Ki Tô… (For all people comprise a single community, and have a single origin, since God made the whole race of men dwell over the entire face of the earth..indeed, She (the Church) proclaims and must ever proclaim Christ, “the way, the truth, and the life”. In whom men find the fulness of religious life…) Trước sự hiểu biết của con người ngày nay và những thú nhận của chính Giáo hội thì những lời tuyên bố trên chỉ là những điều mê tín của Ca-tô Giáo thời xưa, nay đã không còn giá trị. Tuy nhiên, đến ngày nay mà Giáo hội và các thuộc hạ của Giáo hội vẫn tiếp tục loan báo những điều mê tín này để duy trì quyền lực vật chất và tâm linh trên đám tín đồ thấp kém. Đây chính là bản chất bất lương trí thức và đạo đức giả của một số những bậc lãnh đạo Ca-tô Giáo gồm từ Giáo Hoàng xuống đến hàng Linh mục. Tôi sẽ chứng minh điều này trong một phần sau.
Độc tôn tôn giáo
Cho tới ngày nay, một khi Giáo hội vẫn chấp chặt hoang tưởng độc tôn tôn giáo của mình, và con người chỉ có thể có một đời sống tôn giáo đầy đủ nhất trong Chúa Ki Tô [Dominus Jesus], thì mọi lời hoa mỹ về đối thoại tôn giáo để đi đến sự thông cảm, hòa giải và hợp tác tôn giáo thực chất chỉ có trên đầu môi chót lưỡi. Đầu môi chót lưỡi đã mở nhưng tâm thức vẫn còn khép kín trong cái mà Tiến sĩ Barnado gọi là “Bóng tối dày đặc của ý thức hệ La Mã” (In the thick dakness of Romanism) thì mọi đối thoại chỉ mất thì giờ vô ích. Chúng ta sẽ thấy, không phải chỉ ở thập niên 1960 mà cho tới ngày nay cái tâm thức đó vẫn còn thể hiện trong một số văn kiện mới nhất của Vatican, bất kể là Âu Châu ngày nay, trước là cái nôi của Ki Tô Giáo, nay đã trở thành một lục địa không còn cần đến Thiên Chúa mà cũng chẳng cần đến sự “cứu rỗi” của Chúa Ki-tô nữa. Thật vậy, Hội Đồng Giám Mục Âu Châu họp năm 1999 đã phải tuyên bố là“Âu Châu ngày nay sống như là không hề biết đến Thiên Chúa”, và Giáo hoàng Benedict XVI cũng đã hơn một lần phải lên tiếng than phiền là “Âu Châu ngày nay sống như là không biết đến Thiên Chúa mà cũng chẳng cần đến sự cứu rỗi của Giê-su nữa”. Những thú nhận này chứng tỏ là trước sự tiến bộ tri thức của con người, những điều hoang đường về Chúa Ki-tô chỉ còn có tác dụng nuôi dưỡng sự mê tín trong đám tín đồ thấp kém, chứ đối với thế giới bên ngoài, và ngay trong Ki Tô Giáo, theo Mục sư Ernie Bringas, thì Chúa Ki-tô chỉ là một cái bánh vẽ trên trời: “A-Pie-In-The-Sky”. Mục sư Ernie Bringas còn cho những người Ki Tô mà ngày nay còn tin vào cái bánh vẽ trên trời trên là những người có đầu óc cũ kỹ (an astrolabe mind), có niềm tin tôn giáo thuộc thế kỷ 17, nghĩa là đã lỗi thời.
Sự suy thoái của Ki Tô Giáo trên toàn thế giới ngày nay, trừ một số ốc đảo nhỏ nhoi trong thế giới thứ ba và ở Á Châu, không phải là do sự đánh phá Ki Tô Giáo từ bên ngoài, hay từ CS, mà là trước những thông tin được phổ biến rộng rãi trong quần chúng, các tín đồ Ki Tô Giáo trong các nước tân tiến Tây phương đã hiểu biết hơn nhiều về bản chất thực sự của Ki Tô Giáo.
Tây phương ngày nay cũng đã nhận ra giá trị đích thực của một nền văn hóa nhân bản và nhân chủ. Tháng 4, 2003, hội những người Mỹ theo chủ nghĩa nhân bản và nhân chủ (Humanists) đã phổ biến một bản Cương Lĩnh số 3 khẳng định “bác bỏ ý tưởng là có một Thiên Chúa cần phải “cứu” nhân loại”(rejecting the idea that there is a God who needs to "save" humanity), “chỉ có đạo đức con người mới quyết định tương lai của thế giới” (human’s ethical behavior alone will dictate the future of the world),“Trách nhiệm về đời sống của chúng ta và cái thế giới mà chúng ta sống trong đó là thế giới của chúng ta và chỉ của chúng ta mà thôi” (The responsibility for our lives and the kind of world in which we live is ours and ours alone). Ký tên trên bản Cương Lĩnh (Manifesto) này là 19 nhân vật đã được trao tặng giải Nobel, và 57 nhà trí thức có tên tuổi khác trong đó có tiểu thuyết gia Kurt Vonnegut và nhà đạo diễn Oliver Stone. Năm 1973, hội này cũng ra tuyên ngôn cho rằng “sự tin vào một Gót đáp ứng những lời cầu nguyện “không chứng minh được và lỗi thời” và một niềm tin như vậy cho chúng ta “những hi vọng hão huyền về một thiên đường trong đời sau”” (belief in a prayer-answering God “unproved and outmoded”, such a belief offers “false hopes of heaven hereafter”.) Đúng là một hi vọng hão huyển vì chính Giáo hoàng John Paul II đã bác bỏ sự hiện hữu của một thiên đường trên các tầng mây. Hội này tin rằng con người được kêu gọi để sống đạo đức mà không cần phải có sự trợ giúp siêu nhiên của một “gót”, của các “gót” nam hay “gót” nữ thần nào, hay của một lực huyền bí không có tình người nào. (Humanists believe that people are called to ethical living “without supernatural assistance from a god, gods or godesses or an impersonal mystical force.)
Đọc lịch sử Ca-tô Rô-ma giáo, chúng ta thấy trong suốt 16 thế kỷ, từ thế kỷ 4, tôn giáo này chưa bao gờ hòa hợp với bất cứ tôn giáo nào khác, kể cả các tôn giáo cùng thờ một Chúa. Khi ở vị thế có quyền lực thế gian thì tôn giáo này đã làm đủ mọi cách, dùng mọi quyền lực và sách lược tàn bạo để bành trướng tôn giáo bằng sắt máu. Đi đến địa phương nào, tôn giáo này cũng tự quảng cáo sự mê tín và ngu dốt của mình về vũ trụ, nhân sinh, là cao quý, là thiên khải, là khai phóng nhất, đi kèm với sự phỉ báng các tôn giáo và truyền thống văn hóa địa phương, như trường hợp của Alexandre de Rhodes trong Phép giảng tám ngày để thay thế vào đó nền văn hóa hẹp hòi hạ đẳng của Ca-tô Giáo. Điều này đã được chứng minh bởi những lời xin lỗi của Giáo hoàng John Paul II trong hơn 100 chuyến công du đến thế giới thứ ba, và những lời xưng thú cùng thế giới 7 núi tội ác của Ca-tô Giáo đối với nhân loại, tại Vatican ngày 12 tháng 3 năm 2000, và nhất là, ngày nay Giáo hội đã phải chính thức quy phục công nhận những thành quả của khoa học về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc con người...
Chẳng vậy mà Tiến sĩ Madalyn O’Hair, chủ tịch hội những người không tin Chúa ở Mỹ đã nhận định khá chính xác như sau:
“Điều răn đầu tiên của Thiên Chúa các người là “không được thờ thần nào khác”. Những tín đồ Ki-tô Giáo không thể sống với những ý tưởng khác. Họ bắt buộc phải đi cải đạo mọi người vào những hệ thống tín ngưỡng của họ. Bất cứ một người nào còn ở ngoài tín ngưỡng này cũng là một sự đe dọa đối với những người ở trong hệ thống tín ngưỡng vì người đó, ở ngoài hệ thống, cũng minh họa là Thiên Chúa của các người đã thất bại để kéo ít nhất là một người vào với ông ta. Do đó, ông ta không phải là một đấng toàn năng, toàn trí, cái gì cũng thấy, cái gì cũng biết, cái gì cũng hiểu, nhất mực nhân từ. Nếu ông ta thực là như vậy, ông ta đã có thể kéo mọi người đến với ông ta. [Ngày nay, không phải chỉ có một, mà trên 4 tỷ người ở ngoài hệ thống tín ngưỡng của Ki-tô Giáo. Điều này chứng tỏ sự thất bại to lớn ngoài sức tưởng tượng của Thiên Chúa và là một sự kiện không ai có thể phủ bác, khoan nói đến chuyện càng ngày càng có nhiều người bỏ Thiên Chúa. TCN]
Những người bị mắc trong cái bẫy [của Ki-tô Giáo] không thể nào hiểu nổi là nhiều người khác lại không có những hệ thống tín ngưỡng như vậy và không sống trong các lồng tâm linh [như những con chim bị nhốt trong lồng]. Điều mà các người toan tính làm là, theo định nghĩa, kéo chúng tôi vào sự điên rồ của các người. Sự suy nghĩ của các người bị thắt nghẽn đến độ các người không thể nào hiểu nổi thế nào là một “đầu óc tự do”, nghĩa là, một đầu óc không bị buộc chặt bởi xiềng xích tôn giáo.”
(The first commandement of your god is “Thou shalt have no other gods before me.” Christians cannot live with other ideas. They are forced to convert all persons to their belief system. Any person outside of it is a threat to all of them inside the belief system because that person, who is outside, illustrates that your god has failed to bring at least one person to him. Therefore, he is not an all-seeing, all-knowing, all-understanding, all-benevolent, all-powerful god. If he were that, he could induce all to come unto him.
It is impossible for those of you who are caught in that trap to understand that others do not have such belief systems and do not live inside mental cages...What you are trying to do is, by definition, include us in your insanity....Your thinking is so strictured that it is impossible for you to understand the concept of a “free mind”, i.e., one without religious enchainment.)
Tiến sĩ Madalyn O’Hair nhận định không sai nếu chúng ta đọc một số văn kiện của Giáo hội Ca-tô Rô-ma và ngay cả một vài đoạn trong bài của Gm Nguyễn Thái Hợp. Chúng ta sẽ thấy rõ là “đối thoại” chỉ là một chiêu bài của Ca-tô Rô-ma Giáo, mục đích “đối thoại” của họ chỉ là mánh mưu để kéo chúng ta vào sự điên rồ của họ. Tôi cũng sẽ chứng minh điều này trong một phần sau.
Còn nữa, Avro Manhattan viết trong cuốn "The Vatican's Holocaust", xuất bản năm 1986, như sau: Link: http://www.srpska-mreza.com/library/facts/manhattan-vatican.html
"Giáo hội Ca Tô đột nhiên tham gia hợp tác tôn giáo là một sách lược cổ điển để làm cho người ta quên đi cái bản chất bất khoan dung vẫn tồn tại trong giáo hội. Chúng ta phải nhớ rằng nếu các tòa án xử dị giáo đã được bãi bỏ từ giữa thế kỷ trước thì cái Văn Phòng Thánh, nguồn cảm hứng và công cụ của các tòa hình án mới chỉ được "dẹp bỏ" mới vài năm naỵ Thực ra, Văn phòng này còn đang hoạt động dưới một cái tên hoa mỹ ở giữa những bức tường kín đáo trong Vatican. Một trong những nhiệm vụ chính của văn phòng này là làm sao cho cái lò sát sinh ở Croatia và cái chế độ Ca tô độc tài ở Việt Nam được quên đi, và trở thành một mẩu ghi chú của lịch sử xa xôi. Sách lược này đã thành công một phần...Không như những trại tập trung kinh khủng của Hitler và Stalin, các trại tập trung ở Croatia và cảnh Phật tử tự thiêu ở Việt Nam, một hình thức phản đối sự can thiệp khủng bố tôn giáo của Vatican, đã trở thành những cấm kỵ trong diễn đàn truyền thông thế giới. (Bây giờ chúng ta đã hiểu tại sao ở ngoại quốc có cả một chiến dịch phục hồi tinh thần Ngô Đình Diệm cũng như xuyên tạc và bôi nhọ các cuộc tự thiêu của Phật Giáo chống sự kỳ thị tôn giáo của Diệm)
Những đoan quyết căn bản của Ca Tô chưa bao giờ thay đổi tí nào. Cho đến nay cũng như tự bao giờ, sự chấp chặt của Giáo hội Ca Tô trên tính chất duy nhất của giáo hội vẫn còn chắc như đá hoa cương. Cũng chính vì những chấp chặt này mà đã xảy ra tòa án xử dị giáo, Croatia và chế độ độc tài Ca Tô ở Việt Nam.
Nếu quá khứ là một dấu hiệu về những việc xảy ra trong tương lai thì, khi nắm được cơ hội và ở trong một bối cảnh chính trị thích nghi, những tòa án xử dị giáo mới, những Croatia mới và Việt Nam mới sẽ lại được tạo ra hoài hoài. Khi nào, ở đâu và như thế nào, chỉ có tương lai mới trả lời được."
(The Catholic Church's sudden espousing of Ecumenism was a classic device to make people forget that her basic spirit of intolerance is still with her. It must be remembered that if the Inquisition was banned, against her will, only during the middle of the last century, the Holy Office, its inspirer and instrument was "abolished" only a few years ago. In fact, that it is operating, disguised under a specious name, in the silent walls of the Vatican of today. One of its main current tasks is to make sure that the Croatian Holocaust and the Catholic dictatorship of Vietnam are forgotten, and become a mere footnote of remote history.
It has partially succeeded...Unlike Hitler's and Stalin's horrigic concentration camps, the Croatian ones and the Buddhist self-immolation in Vietnam, as a protest against the Vatican's religious terroristic interference, have already become taboos to the mass media of the World.
...The Basic Catholic claims have never changed one single iota. The Catholic Church's insistence about her own uniqueness has remained as granitically firm now, as it has always been. These are the same claims which produced the Inquisition, Croatia and the Catholic Dictatorship of Vietnam.
If the past be an indication of the shape of things to come then, given the right opportunities and appropriate political climate, New Inquisition, New Croatias and New Vietnams will be created again and again. When, where and how, only the future will tell)
Trong cuốn "Thư Gửi cho một cựu linh mục” (Letters to an Ex-Priest), linh mục Emmet McLoughlin viết như sau:
"Chủ nhân của sự chuyên chế tư tưởng con người" trong nhiều thế kỷ (Giáo Hội Ca Tô) nay đã khoác cái áo huynh đệ hợp tác tôn giáo, được bảo vệ bởi cái khẩu hiệu "khoan dung" để quyến rũ những nhà cầm quyền cao cấp.."
(The centuries-old mistress of "tyranny over the mind of man" (i.e., the Catholic Church) clothed now in the robe of Ecumenical Brotherhood, protected by the slogan of "tolerance", seduces the rulers in high places)
Về bản Tuyên Ngôn thì Tu sĩ Do Thái David Polish cho rằng: "bản tuyên ngôn của Công Đồng Vatican có vẻ kênh kiệu và thiếu tinh thần hòa giải.” Ông ta cho đó là "một thông cáo đơn phương của một phe tin tưởng rằng có thể chỉnh trang bộ mặt theo ý mình về một sự sai lầm không được thú nhận"" (Rabbi David Polish finds the Vatican Council Declaration condescending and lacking the spirit of reconciliation. He refers to it as "a unilateral pronouncement by one party which presumes to redress on its own terms a wrong which it does not admit.)
Và, trong Công Đồng Vatican II, Giám Mục Emile de Smedt, phát ngôn viên của ủy ban soạn về đề mục tự do tôn giáo, đã đưa ra khuyến cáo về chính sách “đối thoại”, “tự do tôn giáo”, “hòa hợp tôn giáo” chỉ có trên mặt văn tự của Vatican trước Công đồng linh mục ngày 19 tháng 11 năm 1963 như sau:
"Nhiều người phi-Ca-Tô đã nuôi sự thù ghét đối với giáo hội, hay ít ra cũng nghi ngờ đó là một loại chủ thuyết Machiavelli (nghĩa là chỉ cần đạt được mục đích bất kể đạo đức. TCN), vì đối với họ chúng ta có vẻ như là khi ở thế thiểu số trong quốc gia nào thì chúng ta đòi hỏi phải được tự do tôn giáo nhưng cùng lúc lại từ chối hay tước bỏ cùng sự tự do tôn giáo đó của họ nếu chúng ta ở thế đa số.
Tại sao lại nói đến đối thoại với những người Ki-Tô khác, với người Do Thái, với tất cả những người phi-Ki-Tô (non-Christians) khi thực ra về lý thuyết cũng như thực hành, giáo hội Ca Tô Rô Ma không tôn trọng tự do của những người phi-Ca-Tô.
Bất cứ kế hoạch hòa hợp tôn giáo nào của giáo hội Ca Tô cũng sẽ hoàn toàn vô hiệu quả và hoàn toàn vô nghĩa trừ phi giáo hội tuyên bố rõ ràng và với thẩm quyền rằng giáo hội sẽ tôn trọng sự tự do của các tín ngưỡng khác, dù rằng giáo hội có quyền hành hay cơ hội có thể làm khác, và rằng giáo hội phải dựa trên căn bản tự do tôn giáo, lên án sự bất khoan dung, bách hại và kỳ thị ."
(Many non-Catholics harbor an aversion against the Church, or at least suspect it of a kind of Machiacellianism, because we seem to them to demand free exercice of religion when Catholics are in a minority in any nation and at the same time refuse and deny the same religious freedom when Catholics are in the majority.
Why speak about dialogue with other Christians, with Jews, with all non-Christians, if, in theory or in fact, the Roman Catholic Church does not respect the freedom of non-Catholic religions?
Every ecumenical "move" of the Catholic Church will be completely fruitless and devoid of any real meaning unless the Church states clearly and authoritatively that it will respect the liberty of other believers, even if it has the power or the occasion to do otherwise, and that it condemns intolerance, persecution and discrimination on grounds of religious liberty.)
Đầu môi chót lưỡi
Đây chính là bản chất của Ca-tô Giáo Rô-ma trong sách lược “đối thoại tôn giáo” và sách lược này chưa hề thay đổi. Với bản chất này, khi người Ca-tô nói về “đối thoại” hay “hợp tác tôn giáo” hay “hòa hợp tôn giáo” thì thật ra chỉ trên đầu môi chót lưỡi, mục đích sâu thẳm đàng sau là truyền bá cái mà họ gọi là “phúc âm” trong khi thực chất “phúc âm” chỉ là điều nhảm nhí nhất trong Tân Ước, John 3: 16 và John 3: 18: “Ai tin Giê-su thì sẽ được cứu rỗi, ai không tin thì sẽ bị luận phạt, đày hỏa ngục.”. Nhảm nhí vì Giê-su mới sinh ra cách đây 2000 năm trong khi nhân loại đã có mặt trên trái đất ít ra là vài trăm ngàn năm nếu không muốn nói đến cả triệu năm, trải qua bao nhiêu là thế hệ mà không ai biết đến Giê-su, trong những thế hệ này tất nhiên có cả các thế hệ ông bà, tổ tiên của những người Ca-tô Việt Nam, những thế hệ không hề biết đến Giê-su là ai để mà tin, do đó bị luận phạt đày xuống hỏa ngục, và lẽ dĩ nhiên, không được ăn cái bánh vẽ trên trời. Nói tóm lại, “phúc âm” chỉ là mánh mưu thần học của Ki Tô Giáo để mê hoặc lòng người.
Người Ca-tô không hề biết đối thoại là gì. Thật vậy, trong cuốn "Một Linh Mục Hiện Đại Nhìn Vào Cái Giáo Hội Đã Lỗi Thời Của Mình" (A Modern Priest Looks At His Outdated Church), Linh Mục James Kavanaugh đã viết nguyên một chương, chương 3, về đề tài thế nào là"Con Người Ca-tô" (The Man Who is a Catholic). Có lẽ không ai biết rõ giáo hội cũng như con chiên của mình bằng một người đã hành nghề Linh Mục lâu năm như Linh Mục James Kavanaugh. Sau đây là vài nét về con người Ca-tô của Linh mục James Kavanaugh:
Người Ca-tô giáo nhìn thế giới qua một hệ thống ngăn cấm họ là chính họ... Hắn được dạy phải đọc những gì, suy tư làm sao, và coi ai là bạn.
Tôi quan sát người Ca-tô đến xem lễ và thương hại cho cách đào tạo đã vặn vẹo đầu óc của hắn và làm méo mó ý thức về tôn giáo của hắn. Hắn tới vì hắn được các bậc lãnh đạo tôn giáo bảo tới, những người cũng ngoan ngoãn và vô danh như hắn. Hắn đọc những lời kinh cầu nguyện gói ghém trong những câu giả tạo và làm những cử chỉ (quỳ gối làm dấu thánh giá. TCN) hoàn toàn xa lạ với lối sống hiện đại của hắn. Hắn sống trong thời đại của máy bay phản lực và bom nguyên tử, và cầu nguyện trong thế giới ma thuật của thời Trung Cổ…
Hắn có những quan điểm về hòa bình của thế giới, về cải tiến ngân sách, những suy tư về ngăn ngừa phạm pháp, về sự lành mạnh tâm thần, và về vấn đề giao thông trong những vùng có thị trấn lớn. Nhưng về tôn giáo hắn là một người máy chỉ biết đọc lại những câu trả lời mà người ta đã dạy hắn. Hắn chấp nhận mọi quyết định của giới linh mục mà không phản đối, hâm lại những chân lý mà hắn đã học trong những trường đạo, và ủng hộ cái giáo hội đã tước đoạt đi đầu óc của hắn.
Người Catô, nam hay nữ, đã mất đi sự tiếp cận với đời sống. Hắn sợ phải đọc những sách mà người khác đọc, sợ coi những phim truyện phản ánh đời sống hiện đại...
Giáo hội, giống như là những bậc cha mẹ sợ hãi và giận dữ, vơ vào phần mình mọi công trạng trong việc giúp đỡ mà giáo hội có thể cống hiến cho con người. Kết quả là những người Catô bị đối xử như những đứa trẻ và chúng tiếp tục cư xử như những đứa trẻ... Hắn không có quyền sống theo lương tâm của mình, hoặc quyền chọn lựa những nguyên lý có thể giúp đỡ hắn. Hắn là một đứa trẻ, một tín đồ Ca-tô, nhờ vả người khác chọn lựa thay cho hắn.
Do đó, người Ca-tô không thể biết ý nghĩa thực của sự đối thoại, chỉ biết đưa ra những luận cứ để chống đỡ cái lập trường mà hắn đã thừa hưởng từ khi còn nhỏ...
Người Catô là một dịch vụ trả lời có tổ chức mà nhiệm vụ đầu tiên của hắn là bảo vệ giáo hội của hắn...
(The Catholic man sees the world through a system which forbids him to be himself… He has been taught what to read, how to think, and whom to call his friend.
I watch the Catholic come to Mass and pity the formation that warped his mind and distorted his religious sense. He comes because he has been told to come by religious leaders who are as docile and listless as he. He read the prayers wrapped in stilted phrases and make the gestures totally foreign to his modern way of life. He lives in a world of jet and atomic bombs, and prays in a world of medieval magic.
He has views on world peace, opinions on fiscal reform, thoughts on crime prevention, mental health, and transportation in megalopolis. But in religion he is a robot who can only recite the answers he has learned. He will accept the priestly decisions without protest, a rehash of the truths he learned in school, and support the Church which has robbed him of his mind...
The man or woman who is a Catholic has lost his touch with life. He is afraid to read the books that others read, to see the movies that reflect our modern life...
The Church, like a frightened and angry parent, takes too much credit for the help that it can offer man. Consequently Catholics are treated as children and they continue to behave as such...
He has not the right to follow his own conscience, or the power to select the principles that give him help. He is a Catholic, a child, who demands that another make for him his choice...
Thus, the Catholic man cannot truly know the meaning of dialogue, but only give arguments to defend the position he has inherited from his youth...
The Catholic man is an organized answering service whose first obligation is to protect his Church.)
Cho nên, chúng ta đã hiểu tại sao rất khó mà có thể đối thoại với người Ki-tô Giáo, nhất là người Ca-tô Việt Nam. Có nhiều lý do và dấu hiệu chứng tỏ như vậy, sự khó khăn không phải từ phía các tôn giáo khác mà từ phía Ki-tô Giáo. Sau đây, tôi xin đưa ra một số lý do chính:
- Ca-tô Giáo là một tín giáo, đặt căn bản trên đức tin, nhất là khi đức tin này đã được cấy vào đầu tín đồ từ khi còn nhỏ. Cho nên một cuộc đối thoại trí thức, dựa trên lý trí và hiểu biết thông thường (common sense) thường không có tác dụng gì trong vấn đề đưa ra những thông tin thời đại chân thật nhưng không hợp với niềm tin của người Ca-tô.
- Riêng đối với người Ca-tô Việt Nam, vì được đào tạo theo sách lược “ngu dân dễ trị” của Ca-tô Giáo Rô Ma, cộng với lịch sử phụ thuộc ngoại bang, nhất là trong thời thực dân Pháp và còn tiếp tục phụ thuộc cho tới ngày nay v.v... cho nên khó mà có thể thoát ra sự lệ thuộc hoàn toàn vào Vatican, vào các “bề trên”, và nền thần học Ca-tô Giáo. Đối thoại, đối với họ, là tuyệt đối theo đúng sách lược “đối thoại” của Vatican. Sách lược đối thoại của Vatican không ngoài mục đích truyền đạo và xâm lăng tôn giáo và văn hóa, đưa tất cả vào dưới giáo quyền và văn hóa Ca-tô. Do đó, chừng nào mà tinh thần lệ thuộc này còn tồn tại, thì chừng đó người dân Việt Nam vẫn còn phải lưu tâm đề phòng lịch sử tái diễn, và đối thoại tôn giáo sẽ không có nhiều tác dụng, khoan nói đến chuyện “đối thoại” với hi vọng họ sẽ trở về với dân tộc.
- Đối với người Tin Lành thì đối thoại còn khó hơn, vì bản chất của Tin Lành là u mê cuồng tín, tin tất cả vào Kinh Thánh, cho đó là những lời mạc khải của Thiên Chúa nên không thể sai lầm. Phần lớn tín đồ Tin Lành thiếu trình độ tôn giáo, đúng như nhận định của Robert G. Ingersoll: quần chúng[Tin Lành] thì mê tín và các mục sư thì ngu muội (stupid). [Xin đọc bài Hiểm Họa Tin Lành, Bài III, trên trang nhà Giao Điểm, tháng 12, 2004]. Cũng vì vậy mà ngày nay họ còn cố công ra sức chống đối Thuyết Tiến Hóa và tiếp tục tin vào Thuyết Sáng Tạo và những giáo lý đã quá lỗi thời của Ki-tô Giáo như: tội tổ tông, con người sinh ra trong tội lỗi, sự chuộc tội và cứu rỗi của Giê-su...
- Người Ki-tô Giáo Việt Nam không hiểu đối thoại tôn giáo là gì. Đối với họ, đối thoại tôn giáo là có bổn phận phải mang những điều họ tin, phần nhiều là tin mà không cần biết, không cần hiểu, mù quáng tin bướng tin càn, áp đặt trên các tôn giáo khác. Đọc những bài viết về tôn giáo của một số giám mục, linh mục Việt Nam và các mục sư Tin Lành Việt Nam cùng các trí thức Ca-tô và Tin Lành, chúng ta thấy rõ trình độ thiếu sót của họ về ngay chính tôn giáo của họ, khoan nói đến những hiểu biết về tôn giáo nói chung, về kiến thức tổng quát, và nhất là, họ có cùng một sự thiếu sót trầm trọng một đức tính: sự lương thiện trí thức trong tinh thần đối thoại.
- Trong đối thoại tôn giáo, những tín đồ Ki-tô Giáo luôn luôn mang Kinh Thánh hoặc những lời “thánh phán” ra làm khuôn vàng thước ngọc trong mọi luận cứ, bất kể là những lời đó hoàn toàn sai lầm về thần học và khoa học, và họ cũng không hiểu rằng, đối với giới học giả trí thức ngày nay, Kinh Thánh chỉ là một sản phẩm của những điều mê tín trong thời bán khai (a product of primitive superstitions) và các thánh trong Ca-tô giáo, phần lớn thuộc loại trí tuệ kém cỏi, mê tín và cuồng tín. Khi không đủ lý lẽ để đối thoại thì những tín đồ Ki-tô Giáo Việt Nam, hoặc giữ yên lặng, hoặc chụp mũ cọng sản, hoặc thốt ra những lời thiếu giáo dục để mạ lỵ cá nhân đối phương mà không đưa ra bất cứ một luận cứ nào để phản bác.
- Người Ki-tô Giáo không thật tâm đối thoại tuy rằng ngoài miệng họ luôn luôn nói đến chủ trương đối thoại để đi đến sự hòa hợp tôn giáo. Những văn bản xuyên tạc, lệch lạc, hạ thấp Phật Giáo và các truyền thống dân tộc v..v.. nhằm mục đích tấn công Phật Giáo một cách ti tiện, xảo trá và đại quy mô, điển hình là nội dung đề mục 3 trong bài của Gm Nguyễn Thái Hợp, cùng lúc xóa bỏ nền văn hóa dân tộc, của Ca-tô cũng như Tin Lành là một bằng chứng rõ ràng nhất về sách lược “đối thoại” của Ki-tô Giáo. Đúng như Hoàng Vũ đã nhận định trong bài Đả Thông Để Cảm Thông trên trang nhà Giao Điểm, tháng 12, 2004: “Nội dung nhiều bài viết rất tiêu cực, để đạt được mục tiêu “truyền đạo”, đề cao Kitô giáo, các vị đã không ngần ngại dùng thủ đoạn bôi đen, xuyên tạc, hạ thấp các “tôn giáo bạn” một cách thô bỉ.”
Nói tóm lại, tất cả những gì Gm Nguyễn Thái Hợp viết trong đề mục “Ý Nghĩa Của Đối Thoại” chỉ là những lời khoa trương hoa mỹ làm ra vẻ Ca-tô Rô-ma Giáo thiết tha đến “một cuộc đối thoại đích thực là phải chấp nhận đa nguyên, đa văn hóa và trân trọng những khác biệt căn bản giữa người với ta. Chúng ta sẽ thấy, chủ trương của Giáo hội và một số tư tưởng trong bài của Gm Nguyễn Thái Hợp trái ngược hẳn với điều ông ta viết ở trên.
2) Trong Đề Mục 2 về “Lòng Bao Dung”, Gm Nguyễn Thái Hợp viết, trước hết là một đoạn ông ta xảo biện cho một nghịch lý về Thiên Chúa của ông ta, nghĩa là một Thiên Chúa toàn năng toàn trí mà lại cho phép con người làm những việc dữ và những việc dữ thuộc thiên nhiên lại xảy ra trên thế gian [Trong tiếng Anh, người ta thường dùng hai từ đối nghịch nhau là “good” và “evil”. Good là tốt, hay “thiện”, Gm Hợp dịch “evil” là những sự “dữ”, nhưng chúng ta nên hiểu từ này theo nghĩa rộng, bao gồm mọi sự xấu, ác, hiện tượng thiên nhiên, hay bất cứ điều gì đưa đến những tác hại về vật chất cũng như tinh thần cho các sinh vật trong đó có con người. TCN]:
Ngay từ thế kỷ XIII, thánh Thomas đã cho rằng chính Thiên Chúa cũng không muốn cưỡng chế con người trong việc hành thiện. Có một số trường hợp, xem ra Ngài còn cho phép xảy ra một số sự dữ bởi vì việc triệt tiêu những sự dữ này có thể huỷ hoại những điều thiện lớn hơn và gây nên những sự dữ trầm trọng hơn. Từ cái nhìn hiện thực đó thánh tiến sĩ kết luận: Bởi vậy, trong việc trị nước, nhà cầm quyền có thể khoan dung đối với một vài sự xấu, vì sợ rằng nếu làm ngược lại, một số điều thiện sẽ không được thực hiện hoặc e rằng sẽ xẩy ra điều xấu lớn hơn .
Cái căn bệnh cố hữu của những người Ca-tô là luôn luôn trích dẫn những lời của Thánh nọ, thánh kia, và trong Thánh kinh, làm như đó là những chân lý không thể sai lầm. Thánh Thomas, cũng như tất cả mọi người trên thế gian, chẳng có ai biết Gót là cái gì, vì Gót, theo Ca-tô Giáo, là đấng “vô hình, không ai biết được, không ai hiểu được” (invisible, unknowable, incomprehensible) cho nên mỗi người tin Gót đều tưởng tượng Gót theo ý mình, và nền thần học của Ki Tô Giáo về Gót chỉ là nền thần học đoán mò. Giáo hội Ca-tô cũng còn nhấn mạnh là cả 3 ngôi Gót đều không thể hiểu được: “Gót Cha không thể hiểu được, Gót Con không thể hiểu được, Gót Ma không thể hiểu được” (The Father incomprehensible, the Son incomprehensible, the Holy Ghost incomprehensible). Đó là tất cả những gì chúng ta cần hiểu về “Ba Ngôi Gót”. Vậy thì khi chúng ta nghe người ta, bất kể là ai, dù là Giáo hoàng hay các Giám mục, Linh mục, nói về một cái gì không ai thấy, không ai biết để mà mô tả, và không ai hiểu được, thì chúng ta phải hiểu đó chỉ là những lời đoán mò mà thôi? Và từ những lời đoán mò đó mà chúng ta tin vào một cái gì đóvô hình (invisible), không thể mô tả được (ineffable), và không ai hiểu được (incomprehensible) thì phải chăng đó là mù lòa tin bướng tin càn? Ai không đồng ý xin mời lên tiếng.
Ở đây, Thomas Aquinas thực ra chỉ đưa ra một xảo biện để vớt vát lại mặt mũi của Gót (God) mà ông ta tin, không biết rằng luận điệu này hoàn toàn mâu thuẫn với thuộc tính “toàn năng” của Gót mà người Ca-tô tin. Cũng như luận cứ về “nguyên nhân đầu tiên”, cả 4 luận cứ khác mà Thomas đưa ra để chứng minh sự hiện hữu của Gót nay đã bị các học giả bác bỏ vì mâu thuẫn nội tại của những luận cứ đó. Không phải là ngày nay, mà cách đây khoảng 23 thế kỷ, triết gia Epicurus đã đặt vấn đề như sau, và cho tới ngày nay vẫn chưa có ai giải đáp nổi:
"Hoặc Gót muốn hủy bỏ những sự “dữ”, và không thể
Hoặc Gót có thể hủy bỏ nhưng không muốn
Hoặc Gót không thể, và không muốn
Nếu Gót muốn, nhưng không thể làm được, Gót bất lực. (nghĩa là không Toàn Năng)
Nếu Gót có thể, nhưng không muốn, Gót thật là xấu xa. (nghĩa là không nhân từ)
Nếu Gót không thể và cũng không muốn,
Gót vừa bất lực vừa xấu xa.
Nhưng nếu (như họ nói) Gót có thể hủy bỏ những sự “dữ”
Và Gót thật sự muốn như vậy
Tại sao trên cõi đời này lại có những sự “dữ”?
(Either god wants to abolish evil, and cannot;
Or he can, but does not want to;
Or he cannot, and does not want to.
If he wants to, but cannot, he is impotent.
If he can, but does not want to, he is wicked.
If he neither can, nor wants to,
He is both powerless and wicked.
But if (as they say) god can abolish evil,
And god really wants to do it,
Why is there evil in the world?)
Và ngày nay, Linh mục dòng Tên G.H. Joyce cũng đã đặt vấn đề trong cuốn Principles of Natural Theology như sau:
Sự hiện hữu của những sự “dữ” trong thế giới muôn đời cũng vẫn là vấn nạn lớn nhất trong những vấn nạn mà đầu óc con người gặp phải khi suy tư về Gót và sự liên hệ của ông ta đối với thế giới. Nếu thật sự là ông ta “toàn thiện” và “toàn năng”, làm sao lại có những sự “dữ” ở chỗ nào trên cái thế giới mà ông ta đã tạo ra? Khi nào thì những sự “dữ” tới? Tại sao chúng có mặt ở đây? Nếu ông ta “toàn thiện”, tại sao ông ta để cho chúng xảy ra? Nếu “toàn năng” tại sao ông ta không giải thoát chúng ta khỏi những sự “dữ”? Trong cấp vật chất cũng như tinh thần, có vẻ như sự sáng tạo đã thất bại trầm trọng khiến chúng ta khó có thể hiểu được là làm sao mà tất cả là từ Gót mà ra?
(Peter A. Angeles, Critique of God, p. 204: The existence of evil in the world must at all times be the greatest of all problems which the mind encounters when it reflects on God and His relation to the world. If He is, indeed, all-good and all-powerful, how has evil any place in the world which He has made? Whence came it? Why is it here? If He is all-good why did He allow it to arise? If all-powerful why does He not deliver us from the burden? Alike in the physical and moral order creation seems so grievously marred that we find it hard to understand how it can derive in its entirely from God?)
Sự hiện hữu của những sự “dữ” trên thế giới sáng tạo bởi một Gót toàn năng toàn trí là một cái gai đâm vào tim óc những nhà thần học Ki Tô Giáo và cho tới nay chưa có ai giải quyết nổi cái nghịch lý này. Gm Nguyễn Thái Hợp đã sử dụng một luận cứ rất ngớ ngẩn để bào chữa cho Gót của ông ta. Ông ta viết: Có một số trường hợp, xem ra Ngài còn cho phép xảy ra một số sự dữ, vì việc triệt tiêu những sự dữ này có thể huỷ hoại những điều thiện lớn hơn và gây nên những sự dữ trầm trọng hơn. Lẽ dĩ nhiên ông ta chỉ viết vu vơ như vậy mà không hề giải thích những điều ông ta viết, thí dụ như Gót cho phép xảy ra sự dữ trong những trường hợp nào, và tại sao triệt tiêu sự dữ lại có thể hủy hoại những điều thiện lớn hơn, và những điều thiện đó là như thế nào...
Vậy chúng ta hãy tìm hiểu “một số trường hợp” của Gm Hợp là bao nhiêu và như thế nào. Trước hết chúng ta cần phải hiểu là, theo niềm tin của những người Ca-tô, Gót là đấng toàn năng, nghĩa là có thể làm bất cứ điều gì mà ông ta (he)/bà ta (she)/nó (it) muốn, đã sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài. Vậy thì Gót để cho những sự “dữ” như sau với mục đích gì, và nếu triệt tiêu những sự dữ này những điều thiện lớn hơn nào sẽ bị huỷ hoại ??
Trước hết, trên trái đất có những sa mạc nóng như thiêu đốt, những miền băng giá lạnh buốt, những rừng rú đầy ác thú và chướng khí, những vùng sình lầy đầy cá sấu v..v.. mà không có ai có thể sống một cách tự nhiên, thoải mái trong các vùng đó. Rồi thì có những con ác thú, rắn rết, bọ cạp, ruồi muỗi, và hàng triệu loại sâu bọ khác nhau. Mục đích sáng tạo ra một thế giới như vậy để làm gì, hiển nhiên không phải là để giúp con người mà là hại con người.
Thứ đến, thiên tai đầy rẫy: cháy rừng, núi lửa, động đất, bão tố, cuồng phong, sóng thần, hạn hán, lụt lội, nạn đói v..v.. Rồi thì biết bao chứng bệnh hiểm nghèo điển hình là bệnh hủi, ung thư, AIDS v..v.. và sau cùng, có những đứa bé sinh ra là quái thai, mù, điếc, bị những khuyết tật, dị tật bẩm sinh v..v.. Tất cả những sự “dữ” như trên đã tàn phá không ít đời sống của con người, tác phẩm ưng ý nhất của Gót.
Trên đây chỉ là những sự “dữ” về vật chất mà Gót đã “sáng tạo” ra để phục vụ con người, vì Ngài đã “quá thương yêu thế gian”, theo như niềm tin của những người có đầu mà không có óc. Bây giờ, chúng ta hãy xét đến những sự “dữ” thuộc lãnh vực tinh thần, tâm linh của loài người. Vì con người được tạo ra theo hình ảnh của Gót và giống như Gót cho nên chúng ta thấy trong loài người tất cả những “đức tính” của Gót như: ích kỷ, tham, sân, si, ganh ghét, ghen tuông, hèn nhát, độc ác, lừa bịp, xảo quyệt. Sau khi phải dùng đến phương tiện đất sét để tạo nên Adam theo hình ảnh mình và giống như mình, Gót xoa tay tự khen “very good”. Nhưng “very good” như thế nào? Tác phẩm đầu tay của Gót là Adam và Eve. Ngay thế hệ đầu, Cain và Abel đều là con của Adam và Eve, nhưng vì sự bất công, thiên vị của Gót [Gót thích phần thịt mỡ có nhiều chất béo và cholesterol của Abel dâng, và chê phần rau trái của Cain], Cain bất mãn nên đã rủ em ra đồng và giết ngay người em ruột của mình, sau đó loạn luân với mẹ Eve để sinh con đẻ cái. Cain chính là hình ảnh của Gót, giống như Gót, như mục đích tạo ra loài người của Gót. Vậy thì một Gót như vậy thì có giá trị gì đối với loài người, và cái vũ trụ muôn loài mà Gót “sáng tạo” ra tốt đẹp ở cái chỗ nào? Ai bảo tốt đẹp ở chỗ nào? Xin lên tiếng.
Ngoài ra, Kinh Thánh viết rõ: Gót là Gót của chiến tranh, nên con người đã tạo ra không biết bao nhiêu là cuộc chiến tranh với tất cả những hành động độc ác, khủng khiếp đi kèm với chiến tranh. Thử nghĩ xem, con người, tác phẩm ưng ý nhất của Gót theo niềm tin của những tôi tớ của Gót, có hơn gì loài vật không? Đã đành rằng con người là dạng tiến hóa cao nhất trong các sinh vật, có lý trí, có óc phân biệt phải trái, nhưng con người đã làm những gì cho đồng loại? Loài vật cắn xé nhau, mạnh hiếp yếu, cá lớn nuốt cá bé, nhưng chúng chưa hề tra tấn đồng loại, chưa hề phát minh ra những dụng cụ tra tấn vô cùng khủng khiếp như của Ki-tô Giáo trong thời Trung Cổ để tra tấn những người mà họ cho là lạc đạo, chưa từng phát minh ra bom nguyên tử để với một quả bom có thể làm chết cả trăm ngàn người. Cái ác của con người thật không có gì sánh nổi. Mà phần lớn những phát minh này là từ những con cái Chúa, từ những xã hội văn minh tiến bộ tự nhận là dân Chúa.
Những cuộc tàn sát hàng loạt trong Kinh Thánh
Trong Kinh Thánh có vô số trường hợp Gót đã hoặc đích thân ra tay, hoặc ra lệnh thực thi những cuộc tàn sát hàng loạt (mass destruction). Quý độc giả nên tin rằng, tôi có thể liệt kê ít nhất là năm trăm (500) hành động tương tự của Gót Cha (Jehovah) và Gót Con (Giê-su) trong Kinh Thánh, chưa kể đến những hành động khủng khiếp mà hai God này sẽ làm trong ngày tận thế [Xin đọc sách “Khải Huyền” trong Tân Ước]. Gary DeVaney đã đưa ra một cuộc xử án trong 4 ngày để kết án Gót giết người vô tội trong hơn 170 trường hợp viết trong Thánh Kinh.
Một câu hỏi được đặt ra là: Gót là bậc toàn năng, toàn trí v.v..., vậy Ngài có cả triệu phương cách khác nhau để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn để chúng ta sống trên đó. Tại sao Ngài lại chọn để tạo ra một thế giới vô nhân tính (thiên tai), tàn nhẫn (bệnh tật), độc hại (chiến tranh), đầy những sự “dữ” v..v..? Có phải rằng thực tế đã chứng minh rằng không thể nào có một Gót toàn năng hay toàn trí? Và nếu có một Gót đã tạo ra một thế giới như vậy thì chúng ta cần phải lên án, không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng.
Người Ki-tô Giáo tin rằng Gót của họ là bậc toàn năng, nhưng nhiều học giả đã chứng tỏ Gót của Ki-tô Giáo có ba sắc thái đặc thù trong thế giới của chúng ta ngày nay:
Thứ nhất là “không công bằng” (unfair). Nhìn ra thế giới chúng ta đang sống trên đó, chúng ta thấy tất cả những sự bất công trên thế gian, không chỉ bất công với người ngoại đạo mà còn bất công với chính những tín đồ Ki-tô Giáo ở khắp nơi trên thế giới, sự bất công của Gót, nếu có một Gót toàn năng, thật là quá rõ rệt.
Thứ nhì, Gót thường xuyên ẩn náu, không bao giờ dám lộ mặt ra (hidden).
Thứ ba, Gót thường xuyên nín khe, không bao giờ thốt ra lời nào (silent).
[Mother Teresa: Chẳng ai dám nói là Mẹ Teresa không phải là người tin Chúa và bà ta chưa từng cầu nguyện Chúa, nhưng cuối cuộc đời cũng phải ngậm ngùi mà than một cách cay đắng: Đối với tôi, sự yên lặng (của Chúa) và sự trống rỗng (trong tâm hồn của tôi) thật là quá lớn lao đến nỗi tôi tìm(Chúa) nhưng không thấy, lắng tai nghe Chúa, nhưng chẳng nghe thấy gì” (As for me, the silence and the emptiness is so great that I look and do not see, listen and do not hear.)]
Vậy thì Gm Nguyễn Thái Hợp, hoặc có nhà thần học Ki-tô nào, chuyên nghiệp cũng như mới tập sự, có thể giảng cho tôi hiểu có cái gì đáng giá trong những sản phẩm sáng tạo của một “Gót quá thương yêu thế gian..” như trên, những thứ đó có ích gì cho nhân loại? và những “điều thiện lớn hơn” nào của Gm Nguyễn Thái Hợp có thể đặt lên cán cân đối với những sự “dữ” trên thế gian mà Gót của ông Gm cho phép xảy ra. Gm Nguyễn Thái Hợp viện dẫn tư tưởng của Thomas chẳng qua chỉ để mê hoặc đám tín đồ không có đầu óc chứ hoàn toàn không có bất cứ một giá trị thuyết phục nào trong lãnh vực học thuật.
Những người Ki Tô Giáo, trước khi nói đến Gót, thì cần phải cho người nghe biết Gót là cái gì, nếu không thì chỉ là đoán mò theo sự tưởng tượng của mình. Chẳng vậy mà Tiến sĩ Madalyn O’Hair, chủ tịch hội những người không tin Gót ở Mỹ, có đưa ra một nhận định:
“Thật ra, đây là những gì mà người Ki-tô Giáo làm: chẳng thờ phụng cái gì cả. Một vật không ai nhìn thấy, không ai biết, không ai nghe thấy, không đáp ứng được gì (những lời cầu nguyện) mà các người gọi là Gót và cầu nguyện hàng ngày mà không hề có một đáp ứng nào. Chẳng có cái gì cả - nhưng các người thờ phụng cái đó. Chẳng có gì nghe được các người – nhưng các người vẫn nói lên những tiếng nói truyền thông với cái đó. Chẳng có gì đáp ứng – nhưng các người vẫn nghe thấy một thông điệp nào đó trong hư không. Chẳng có gì đã từng xảy ra – nhưng các người vẫn lý luận rằng có một cái gì đó xảy ra ở đâu đó, có thể ở trong trái tim của con người. Đây là một canh bạc kỳ dị mà các người chơi.”
(In fact, this is what the Christian does: worships nothing. An unseen, unknown, unhearing, unresponding entity which you call god is supplicated by you daily with no response. Nothing is there – but you worship it. Nothing hears you – but you address communication to it. Nothing responds – but you hear some message in the void. Nothing ever happens – but you rationalize that “something” occur somewhere, perhaps in one’s heart. It is an incredible game that you play.)
Đây là những sự thật khá đau lòng đối với người Ki-tô Giáo, nhưng ít người có can đảm thú nhận như Mẹ Teresa. Thật ra thì luận cứ của Gm Nguyễn Thái Hợp không có gì là lạ, bởi vì nó là một trong những luận điệu rất quen thuộc trong Ki Tô Giáo để biện minh cho Gót của họ, dù dưới những luận cứ khác nhau, nhưng cùng nói lên một ý tưởng quái gở: Gót cho phép xảy ra sự “dữ” để các điều thiện tốt hơn có thể thực hiện.
Thật vậy, trước hết là “Thánh cha” John Paul II, trước những sự đau khổ về vật chất và tinh thần của con chiên nghèo khổ ở Nam Mỹ, đã khuyên các con chiên đó là “kế hoạch kỳ diệu” (wondrous plan) của Gót để thử thách lòng tin và khuyên các con chiên hãy giữ vững đức tin thì Gót sẽ đền bù như chuyện Job trong Thánh Kinh...
Thứ đến là “Thánh mẹ” Teresa ở Calcutta. Kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của tác giả Anne Sebba được viết thành cuốn"Mother Teresa: Beyond The Image" (Mẹ Teresa: Ngoài Cái Hình Ảnh Được Tạo Nên"), Doubleday, New york, 1997, trong đó tác giả đã dùng hơn nửa cuốn sách dày gần 300 trang để viết về một số những sự thực về cái gọi là "công cuộc từ thiện" của bà Teresa mà chính tác giả đã đích thân đến tận nơi quan sát, tìm hiểu cùng qua nhiều cuộc phỏng vấn những nhân vật có thẩm quyền như bác sĩ, nữ tu, những người đứng đầu các cơ quan từ thiện, những nhân viên thiện nguyện và cả những cựu nữ tu trong dòng "Thừa Sai Bác Ái" (Missionaries of Charity) của bà Teresa (I am full of questions and have put as many as I can to people qualified to answer them including doctors, nuns, heads of charities, volunteers and former Missionaries of Charity).
Sau đây là vài điểm chính mà Anne Sebba đã khám phá ra:
Công việc từ thiện của bà Teresa không bắt nguồn từ chính lòng từ thiện mà động cơ thúc đẩy chính là để làm sáng danh Chúa và để truyền đạo. Ngay cái tên của dòng "Thừa Sai Bác Ái" cũng đã nói lên rõ ràng mục đích truyền đạo của các thừa sai trong những thế kỷ qua. Bà Teresa biết rõ về lịch sử truyền đạo ở Ấn Độ và toan tính KiTô hóa quốc gia này trong 400 năm qua. Bà Teresa đã khẳng định rằng công việc bà làm là để phục vụ Chúa, không phải phục vụ con người, phục vụ Chúa bằng cách kiếm thêm nhiều tín đồ cho Chúa mà những sự đau khổ, bất hạnh của con người là những cơ hội để bà làm "việc thiện", chứng tỏ "lòng từ bi" của Bà. Bà không phải là cứu tinh của nhân loại, những việc bà làm chỉ có tính cách tượng trưng bề ngoài.
(Sebba, p. 21: She had assiduously studied as much as she could about the history of the missionary movement in India, especially in its most recent, expansive phase. She would have known that attempts to Christianize the country had been made repeatedly for about 400 years... Page.55: Mother Teresa never shrank from emphasising that she was working for Christ first and above all.. Of course, she hoped that by her actions she would win more converts for Christ....No one should be in any doubt, and Mother Teresa has expressed herself very clearly on the point, the religious motivation is foremost. Abandoned babies and the terminally ill, society's most vulnerable and helpless, were there to supply the occasions for charity and the raw material for demonstration of compassion in India... She is not the savior of humanity, what she does is symbolic.)
“Thánh mẹ” Teresa
Trong cái niềm tin của Bà Teresa, bà cố ý lờ đi chuyện những đau khổ, bất hạnh của con người cũng là do Chúa tạo ra. Cũng như GH John Paul II đã tuyên bố: Mẹ Teresa là quà của Gót cho những người nghèo khổ (gift of God for the poor) nhưng Ngài không hề nói tới những người nghèo khổ là quà của Gót cho ai? Chắc là cho Bà Teresa để Bà có cơ hội làm việc thiện vinh danh Chúa. Một mặt Chúa tạo ra những đau khổ, những sự “dữ”, một mặt khác Chúa nhờ bà Teresa, qua dòng "Thừa sai bác ái", quảng bá lòng thương của Chúa qua những việc từ thiện chỉ có tính cách tượng trưng. Ấy thế mà vẫn có nhiều người ca tụng lòng yêu thương của Chúa đối với nhân loại, và lòng "bác ái" của bà Teresa. Theo luận điệu của Gm Nguyễn Thái Hợp thì có thể những việc làm từ thiện có tính cách tượng trưng của bà Teresa là những điều thiện lớn hơn so với những sự dữ như bệnh tật, ung thư, nghèo đói… mà Gót cho phép xảy ra. Ai có thể tiêu hóa được luận điệu này, xin mời lên tiếng. Nhưng thật ra thì những việc thiện lớn hơn của bà Teresa là như thế nào?
Để hiểu rõ hơn con người của bà Teresa, sau đây là một số chi tiết trong cuốn The Missionary Positioncủa Christopher Hitchens. Chúng ta hãy duyệt qua một số tư tưởng, quan niệm vĩ đại của Thánh Teresa. Trong khi ngồi trên hàng triệu đô-la dấu kín trong các ngân hàng, tiền của thiên hạ góp hiến để cho Bà làm việc thiện, bà Teresa bày tỏ quan niệm như sau: "Tôi nghĩ rằng thật là quá đẹp cho những người nghèo chấp nhận số phận của họ.. thế giới đang được phục vụ nhiều bởi sự đau khổ của những người nghèo" (Hitchens, p.11: Mother Teresa said: I think it is very beautiful for the poor to accept their lot...the world is being much helped by the suffering of the poor people). Tôi nghĩ đây là một quan niệm thần học tệ hại cần phải lên án trong một thế giới mà tất cả nỗ lực tập trung vào việc giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân. Đây là quan niệm, đúng hơn là sách lược ru ngủ của các thừa sai, tuyên dương sự nghèo khổ bảo đó là ý của Chúa. Tài liệu sau đây của Judith Hays trong cuốn “The Happy Heretic” sẽ cho chúng ta thấy rõ vấn đề.
Thật là lạ lùng, không có ai vạch trần những hoạt động đáng nghi ngờ của bà Teresa sớm hơn. Mà chúng ta ai cũng biết chuyện các linh mục hiếp dâm các trẻ em trai, có phải không -vậy tại sao mà những chuyện về bà Teresa để quá lâu mới bị phanh phui? Câu trả lời thật là đơn giản, Giáo hội Ca Tô Rô Ma có những quyền lực hăm dọa thật đáng sợ. Cho đến khi tác phẩm mở mắt con người của Christopher Hitchen xuất bản năm 1995, cuốn The Missionary Position, tôi không hề biết gì về những hoạt động trong những "nhà thương" của bà Teresa. Cũng như mọi người khác, tôi nghĩ rằng bà ta là một Thánh sống. Tôi đã lầm.
Bất kể động cơ hành động của người đàn bà ở Calcutta kia (Teresa) là như thế nào, tôi đã thấy quá đủ những sự đau khổ trong những người đã phải khủng khiếp trùn lại với tư tưởng của bà Teresa: đau khổ là một điều tốt. Đau khổ không bao giờ là một điều tốt. Nhất là ngày nay, khi chúng ta có khả năng làm giảm đi khá nhiều sự đau đớn, hình ảnh tâm thần của những người bất hạnh bị vào một "nhà thương" của bà Teresa thật là đáng buồn và đáng giận.
(It is surprising that no one came forward sooner to talk about Teresa's questionable practices. But then that's everyone said about priests raping little boys, isn't it - what took so long for the stories come out? Of course the answer is simple. The Roman Catholic Church has awesome, itimidating powers. Until the publication of Christopher Hitchen's eye-opening 1995 book, The Missionary Position, I had no idea what was going on in Teresa's "clinics". Like everyone else, I thought she was literally a saint. I was wrong.
Whatever the motives of the woman from Calcutta, I have seen enough human suffering in loved ones to recoil in horror at the thought of terminal, tormented people being told that their suffering is a good thing. Suffering is never a good thing. Especially today, when we have the ability to alleviate so much pain, the mental image of those unfortunates who ended up in a Teresa "clinic" is saddening and angering.).
Tác giả Judith Hayes còn phê phán: Tôi chưa từng nghe thấy một người nào có lòng từ bi mà nghĩ rằng sự đau khổ của con người là một điều tốt. Từ bi là đức tính tối thiểu của một người mà chúng ta cho là xứng đáng được phong Thánh. Nếu những gì về bà Teresa là đúng thì chúng ta phải đặt bà Teresa đâu đó giữa sự tàn ác và ngu đần, mà hay thay, trong tự điển từ Thánh (Saint) nằm giữa 2 từ Tàn Ác (Sadistic) và Ngu Đần (Stupid). Tác giả đã chơi chữ ở đây: (If all of that is true, it places Teresa somewhere between "sadistic" and "stupid" which, interestingly, is where "saint" appears in the dictionary).
"Nhân danh Gót" bà Teresa đã thu được hàng triệu đô la rồi vội vàng dấu kín nó đi như một con sóc để dành thức ăn cho mùa Đông. "Nhân danh Gót ", bà ta cũng cải đạo nhiều người trước khi họ tắt hơi... Tôi tự hỏi, trong cái tầm nhìn thô thiển của bà ta, có phải là bất cứ bà làm điều gì cho Gót là để cho bà được điểm cao (như các em hướng đạo sinh đi bán bánh kẹo, ai bán được nhiều thì được đoàn trưởng gắn huy chương khen thưởng. TCN) trong đời sau. Có lẽ đối với bà ta thế giới này không hề có một ý nghĩa nào, chẳng qua chỉ là cái mê hồn trận thách đố của Gót để quyết định xem ai chiếm được mẩu tốt nhất trên thiên đường. Nếu thật là như vậy thì chúng ta có thể giải thích, vì không có gì khác có thể giải thích được, tại sao bà ta có thể nhẫn tâm ngồi trên nhiều triệu đô la như vậy trong khi trẻ con, ngay cả ở nơi bà hoạt động ở Ấn Độ, đang chết đói. Điều này chống lại mọi giải thích hợp lý, và tôi thách đố bất cứ ai, từ Morphew cho đến chính giáo hoàng, có thể giải thích được sự kiện đó.
Teresa collected her millions of dollars "in the name of God" and then promptly hid them away like a squirrel readying for winter. She also converted souls "in the name of God", many just before they expired... I wonder if, in her simplistic view of things, anything she did for God would earn her big-time brownie points in the afterlife. For her, perhaps, this world had no meaning whatsoever, and was just some challenging religious maze, designed by God to determine who gets the best bits of paradise. If so, it might explain, since nothing else can, how she could be so callous as to sit on those millions of dollars while children, even in her own part of India, were dying of starvation. This defies rational explanation, and I challenge anyone, from Morphew to the pope himself, to explain it.
Đó là thực chất những công việc "từ thiện" của Mẹ Teresa, người mà các tín đồ Ca Tô được nhồi vào trong đầu óc hình ảnh của một Thánh nhân. Ngày nay, đã có thêm nhiều tài liệu về bà Teresa do chính những người trước đây cộng tác với bà, như các sơ (soeur, sister), viết ra. Họ không phải là người ngoài mà là chứng nhân trong cái gọi là dòng tu "Thừa sai bác ái" của bà Teresa. Hình ảnh của bà Teresa mà họ đưa ra không thánh thiện như giáo hội đã cấy vào đầu óc các tín đồ mà thực ra là : đạo đức giả, lừa bịp, gian dối, tàn nhẫn, cuồng tín, lạc hậu, và nhất là, lợi dụng lòng thương người của quần chúng để vơ vét tiền bạc v..v...
Chúng ta thấy, trong giáo hội Ca-tô Rô-ma, những khuôn mặt thánh thiện nhất đối với các con chiên, từ các Giáo hoàng John Paul II và Benedict XVI cho đến bà Teresa và những Giám mục như Nguyễn Thái Hợp đều là những con người đạo đức giả, luôn luôn nói lên những điều đạo đức, bác ái nhưng thực chất các hành động lại trái hẳn với những lời nói. Quý độc giả muốn biết thêm nhiều chi tiết về con người và bộ mặt thực của “đức thánh cha” John Paul II và của “thánh mẹ” Teresa, xin mời đọc những bài sau đây:
http://sachhiem.net/TCNtg/TCN66_1.php [về John Paul II]
http://sachhiem.net/TCNtg/TCN66_2.php [về Teresa]
Về “đức thánh cha” Benedict XVI thì tin mới nhất trên tờ Chicago Tribune ngày 14-9-2011 cho biết:
Những Nạn Nhân Tình Dục Yêu Cầu Tòa Án Điều Tra Vatican:
Amsterdam – Những nạn nhân của sự lạm dụng tình dục của giới linh mục muốn Tòa Án Xử Tội Phạm Thế Giới điều tra Giáo hoàng Benedict XVI và ba viên chức ở Vatican, lên án họ đã để cho nạn hiếp dâm và cưỡng bách tình dục trẻ em xảy ra (Theo lý luận của thánh Thomas mà Gm Nguyễn Thái Hợp đưa ra thì nếu Gót đã cho phép sự dữ xảy ra thì Giáo hoàng, đại diện của Gót trên trần, cũng có thể cho phép sự dữ xảy ra để cho sự thiện lớn hơn xảy ra là mang tiền của giáo dân đóng góp ra bồi thường. TCN).
Hội thuộc Trung Tâm tranh đấu cho Những Quyền thuộc Hiến Pháp và Mạng Lưới Những Người Còn Sống, Nạn Nhân Tình Dục Của các Linh Mục, cho là những viên chức ở Vatican đã phạm những tội ác chống nhân loại. Chưa thấy Vatican bình luận về tin này.
Abuse victims ask court to investigate Vatican:
Amsterdam – Victims of sexual abuse by the clergy want the International Criminal Court to investigate Pope Benedict XVI and three Vatican officials, accusing them of allowing the rape and abuse of children.
The New York-based group Center for Constitutional Rights and the Survivors Network of those Abused by Priests alleged that Vatican officials committed crimes against humanity. The Vatican had no immediate comment.
Khoan dung ?
Sau đây là Gm Nguyễn Thái Hợp viết về “khoan dung”:
Trước hết, khoan dung không có nghĩa từ bỏ các xác tín cá nhân, để trở thành thứ người ba phải. Khoan dung đích thực đòi hỏi phải có lập trường và xác tín riêng, nhưng không áp đặt nó và chấp nhận để người khác cũng có những xác tín riêng của họ. Nói cách khác, chỉ thực sự có thái độ khoan dung, khi dám sống và chết với xác tín của mình, nhưng đồng thời biết tôn trọng xác tín của người khác và tạo cơ hội để họ được sống chết với xác tín của riêng họ.
Có lẽ Giám mục Nguyễn Thái Hợp viết về sự khoan dung trong tôn giáo chứ không phải là khoan dung theo nghĩa thông thường trong xã hội. Nhưng ông Gm này đặt sai vấn đề, bởi vì chính những lập trường và xác tín riêng về tôn giáo đã khiến cho con người trở thành “bất khoan dung” như lịch sử Ca-tô Rô-ma Giáo đã chứng minh. Ca-tô Rô-ma Giáo giết người “dị giáo” và “lạc đạo” cũng vì xác tín riêng. Người Hồi Giáo ôm bom đi giết người cũng là vì xác tín riêng, sống chết với xác tín của mình. Ngoài Ca-tô Giáo và Hồi Giáo, chẳng có tôn giáo nào dạy con người phải dám sống và chết với xác tín riêng của mình, vì đó là phản ảnh của một thái độ cuồng tín tôn giáo, thiếu hiểu biết cho nên mới mù quáng dám sống chết cho những điều mê tín đã lỗi thời mà thế giới đã loại bỏ.. Vả chăng ngày nay, không có mấy xã hội bạo hành người khác vì lý do tôn giáo nên chẳng việc gì phải có thái độ cực đoan cuồng tín sống chết với lập trường và xác tín riêng của mình.
Nhưng cái hại của sự xác tín riêng mà không hiểu biết, vẫn tin vào những điều lừa dối của Giáo hội, những điều mê tín mà chính Giáo hội đã bác bỏ mà mình bị che dấu không được biết đến, thì sự xác tín đó trở thành cuồng tín, và sống chết với xác tín đó chỉ là sự ngu xuẩn vô trí. Trong Ca-tô Giáo “xác tín” thật ra chỉ là “tin vào một xác chết” mà Giáo hội đã mê hoặc tín đồ là cái xác chết đó đã sống lại. Ai muốn tin như vậy thì cứ việc tin, đó là quyền tự do tín ngưỡng của họ. Nhưng đối với đa số người dân trên thế giới thì “chừng nào mà cái xác chết đã sống lại đó mà chưa xuất hiện để cho mọi người thấy là nó đã thực sự sống lại thì xác chết đó vẫn chỉ là một xác chết, không hơn không kém”.
Điều lạ là sự tác hại của sự xác tín của Ki Tô Giáo vẫn còn xảy ra ngày nay ở một số địa phương nghèo đói, chậm tiến, thí dụ như tin mới nhất sau đây ở Kenya, Phi Châu. Tin từ BBC và ABC cho biết ở một làng Phi Châu, người Ki-tô, không biết là Ca-tô hay Tin Lành vì chỉ nói là “Christians”, đã đánh đập và thiêu sống 4 phụ nữ và 1 nam nhân vì nghi họ là phù thủy. Đây chính là sự xác tín tôn giáo của một số Ki Tô hữu ở Kenya. Trong Thánh Kinh, Gót của Ki Tô Giáo dạy không được để cho các phù thủy sống sót(Exodus 22:18). Cũng vì sự xác tín này mà khi xưa, Giáo hội Ca-tô Rô-ma đã thiêu sống không biết bao nhiêu người mà họ kết tội là phù thủy sau những cuộc tra tấn khủng khiếp mà nạn nhân không thể nào không thú nhận cái tội của mình không hề có.
Chúng ta hãy đọc đoạn châm biếm trên:
http://www.abovetopsecret.com/forum/thread721076/pg1
Tín đồ Ki-tô thiêu sống người ở Kenya vì nghi họ là phù thủy:
Cái tốt đẹp nhất của tôn giáo (Ki Tô Giáo) lại xuất hiện. Năm người ở trong làng Kisii Nyamataro ở Kenya bị thiêu sống vì bị nghi là phù thủy. Có nghĩa là – Họ không nhận Giê-su là Gót của họ. Năm người, nam và nữ, bị đánh đập rồi thiêu sống trong khi dân làng, gồm có các Linh mục đứng xem cảnh ngoạn mục này. Tôn giáo (Ki Tô Giáo) luôn luôn mang lại những sự tốt đẹp nhất cho con người.
Christians Burning people alive in Kenya suspected of witchcraft:
Religion at its best again. Five people from Kenyan village Kisii Nyamataro were slowly burned alive because they were suspected of witchcraft. Translation -- they did not acknowledge Jesus Christ as their God. The five young people, both men and women were beaten with sticks and set on fire to slowly roast while other villagers, including priests watched the spectacle. Religion always brings out the best in people!!
Quý độc giả có thể xem cảnh đánh đập và thiêu sống phù thủy này trong video trên trang nhà sau đây:
http://www.wisdia.com/articles/shocking_video_five_suspected_witches_burnt_to_death_in_kenya.aspx
3) Sau đây là đoạn văn của Gm Nguyễn Thái Hợp viết về Phật Giáo dưới đề mục 3: Thái Độ Bất Khoan Dung. Đây là đoạn văn mà ông Trần Đức Anh “sợ” (! ) người đọc hiểu nhầm về Phật Giáo. Thật ra thì chỉ có những người ít hiểu biết về Phật Giáo mới có thể hiểu nhầm, chứ còn chỉ cần biết chút ít về lịch sử Phật Giáo thì không thể nào hiểu nhầm được. Gm Nguyễn Thái Hợp viết:
Phật giáo thường được coi là tôn giáo từ bi và khoan dung nhất. Xét theo bản chất giáo lý cũng như cách thức truyền bá Phật pháp, Phật giáo không chấp nhận sự kỳ thị và cưỡng chế, mà lấy hòa đồng làm cứu cánh, do đó dễ tạo mối quan hệ cộng hưởng với các tôn giáo khác. Tuy nhiên trong giai đoạn hưng thịnh ở thời Lý Trần, Phật giáo một vài lần đã rơi vào cám dỗ đóng vai trò chủ thể trong hội nhập văn hóa. Cũng có trường hợp muốn cưỡng chế các tôn giáo khác, chẳng hạn Trần Nhân Tông từng đi các nơi kêu gọi phá bỏ dâm từ[2]. [ [2] Xem Ðại Việt sử ký toàn thư, bản dịch của Cao Huy Giu, tập II, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1972. ]
Trong lịch sử cũng không thiếu cảnh các tăng sĩ xách thiền trượng đánh bể đầu, nát xác môn sinh của các giáo phái đối lập! Nếu như chưa thể kiểm chứng được câu chuyện các tăng sĩ Thiếu Lâm tự đi hành hiệp giang hồ, thì ở Nhật chuyện Phật giáo vũ trang là một thực tại lịch sử. Thật vậy, trong thời trung cổ, tại Nhật Bản, tăng sĩ chia thành nhiều phe phái, võ trang đầy đủ y hệt như các vị samourai. Ðạo tăng binh của các chùa lớn có thể lên tới một hay nhiều trung đoàn, bởi thế họ tung quân đánh nhau, chùa này đánh chùa kia, và dĩ nhiên vị shogun địa phương nào không khéo hòa giải với chùa, cũng bị đạo tăng binh này đánh cho thất điên bát đảo (…). Những tài liệu tôi được đọc về hiện tượng tăng binh này không thấy nói tới chuyện sau khi khai sát giới thì các vị tăng binh có khai sắc giới không. Nhưng tôi phỏng đoán là có, bởi vì (…) nam nhi xứ Nhật, samourai hay không, rất tàn bạo với phụ nữ. Thắng, chiếm được thành địch, là mang phụ nữ ra biểu diễn một đường hải tặc vịnh Xiêm la liền (…). Hiện tượng tăng binh này chỉ chấm dứt khi một chùa nọ mạnh đến độ mang quân về uy hiếp thủ đô Kyoto, mưu sự nghiệp bá vương. Các lãnh chúa phàm tục khác phải đi một đường bát quốc liên quân mới dẹp yên dần dần các đạo tăng binh này[3]. [ [3] Thế Uyên, Nghĩ trong mùa xuân, Xuân Thu, California, 1992, tr.76-77. ]
Chủ đề bài viết của Gm Nguyễn Thái Hợp là: “Đối Thoại Trong Viễn Tượng Đa Phức Tôn Giáo”, vậy đoạn trên có thích hợp không, có lạc đề không và viết ra với mục đích gì? Nhưng vấn đề ở đây là kiến thức của Gm Nguyễn Thái Hợp về Phật Giáo, về lịch sử thế giới, không thể gọi là kiến thức, mà chỉ là lượm lặt tạp nham hoặc bịa đặt theo mục đích xuyên tạc Phật Giáo của mình. Chứng minh?
Xuyên tạc Phật Giáo
Trước hết, tôi đã đọc về Phật Hoàng Trần Nhân Tông trong “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư”, Dịch theo bản khắc Chính Tòa thứ 18 (1697), Tập II, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội – 1993, từ trang 44 đến trang 70, không thấy chỗ nào viết về Vua Trần Nhân Tông từng đi các nơi kêu gọi phá bỏ dâm từ như Gm Nguyễn Thái Hợp viết ở trên. Một vị Vua như Trần Nhân Tông, trị vì 14 năm, nhường ngôi 5 năm, và xuất gia 8 năm thì không làm gì có chuyện “cưỡng chế các tôn giáo khác”. Hơn nữa, Nguyễn Thái Hợp viết ẩu: “dâm từ” không phải là tôn giáo, có lẽ ông Nguyễn Thái Hợp nghĩ đến những “dâm từ” trong cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo, thí dụ như chuyện Sarah, vợ của Abraham, ông tổ các đạo Chúa, hay chuyện Tamar ngủ với bố chồng, Amon hiếp em gái, hai con gái Lot ngủ với cha, David giết thuộc hạ để cướp vợ, Basheba, hay những bài ca ướt át của Solomon…!
Nhưng thời đó, Việt Nam đâu có biết đến cuốn Thánh Kinh là cái gì. Nguyễn Thái Hợp cũng viết bừa, không hiểu cấu trúc xã hội trong thế kỷ 13. Trong thế kỷ 13, một vị Vua không có đi khắp nơi để kêu gọi phá bỏ dâm từ. Nếu muốn, chỉ cần ra lệnh và quần thần phải thi hành. Do đó, Nguyễn Thái Hợp viết mà không hiểu mình viết cái gì. Nhưng có thật là Gm Nguyễn Thái Hợp viết mà không hiểu mình viết cái gì không, hay là ông ta cố ý viết như vậy? . Trong thời Trần, “Thiên hạ Lý Trần Bán Vi Tăng”, Việt Nam có Tam Giáo. Đào Duy Anh viết trong “Việt Nam Văn Hóa Sử Cương”, trang 269:
“Ở đời Lý vào nhà Trần triều đình lại đặt khoa thi Tam Giáo (Nho, Phật, Lão), xem thế đủ biết không những Nho học và Phật học thịnh hành, mà Lão học cũng không bị bài xích. Ở hai đời ấy, người ta đương chịu ảnh hưởng của tư tưởng “Tam Giáo Đồng Nguyên””…Tư tưởng ấy đã ảnh hưởng đến học giới nước ta, cho nên ở đời Lý Trần nước ta cũng tôn trọng cả ba Nho, Phật, Lão. Ta có thể gọi đời ấy là thời đại “Tam Giáo Đồng Tôn” vậy.’
Vậy trong thời Trần làm gì có chuyện Phật Giáo cưỡng chế các tôn giáo khác, mà theo Gm Nguyễn Thái Hợp, “dâm từ” là một tôn giáo bị cưỡng chế??. Tôi hi vọng những người Ca-tô như Gm Nguyễn Thái Hợp, khi viết về lịch sử Việt Nam thì hãy nghiên cứu kỹ càng hơn, không nên viết ra những điều mà thực chất chỉ chứng tỏ sự hiểu biết nghèo nàn hoặc mánh mưu đen tối của mình. Phải chăng như Hoàng Vũ đã nhận định ở trên, để tô hồng cho tôn giáo của quý vị, quý vị “đã không ngần ngại dùng thủ đoạn bôi đen, xuyên tạc, hạ thấp các “tôn giáo bạn” một cách thô bỉ.”
Tăng Binh và Shogun, Samurai
Đoạn tiếp theo của Nguyễn Thái Hợp về các Tăng Binh và Shogun, Samurai, không hiểu lấy từ tài liệu nào, không thấy ghi xuất xứ rõ ràng. Tôi có cảm tưởng là ông Nguyễn Thái Hợp đã lấy những chuyện trong cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo và lịch sử Ca-tô Rô-ma Giáo như tàn bạo, hiếp dâm, kỳ thị phái nữ, những đoàn thập tự quân ô hợp, những phe phái Ki Tô Giáo chém giết nhau v…v… rồi diễn giải thành Tăng binh, samurai v… v… để chụp lên đầu Phật Giáo qua đoạn văn trên mà chẳng có ai có thể tin nổi.. Muốn trích dẫn tài liệu thì phải trích dẫn từ những tác phẩm nghiên cứu lịch sử chứ trích dẫn từ một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Thế Uyên mà chẳng có mấy người biết đến thì thật là hoàn toàn vô giá trị. Bát quốc liên quân là nói về 8 nước xâm chiếm Trung Quốc chia Thượng Hải làm nhiều tô giới không phải là 8 nước của các lãnh chúa Nhật Bản để dẹp các Tăng binh, mà Tăng binh nào, ở Chùa nào, tất cả đều vu vơ, mù mờ, không rõ ràng. Đây hầu như là tiêu chuẩn dựng đứng của các trí thức Ca-tô, chỉ nói lấy được, không cần đưa ra bằng chứng để chứng minh. Khoan kể là đoạn văn trên của Nguyễn Thái Hợp hoàn toàn vô căn cứ, bịa đặt, không hề có trong lịch sử, nhưng ngay cả cái hiểu của Nguyễn Thái Hợp về Shogun hay Samurai cũng sai lầm.
Samurai là những chiến binh (warriors), không phải là tăng binh, xuất thân từ những gia đình quyền quý Nhật Bản, phục vụ trong những đoàn quân tuyển mộ bởi các lãnh chúa địa phương (local lords). Họ chiến đấu trong những cuộc nội chiến ở Nhật trong thế kỷ 12. Năm 1603, những shogun Tokugawa tái lập hòa bình và các Samurai trở thành các viên chức cai trị trong chính quyền. Samurai lập lời thề trung thành với các đồng chí và Lãnh Chúa mình theo. Họ theo tiêu chỉ của các chiến binh (Bushido = The way of the warriors). Họ tôn trọng tinh thần dũng cảm, kỷ luật, danh dự, hi sinh v..v… Một số theo lý thuyết của Thiền Phật Giáo (Zen Buddhism) để định tâm, chú tâm, và tự khép mình vào kỷ luật (self-awareness and self-discipline). Nhưng họ tuyệt đối không phải là “tăng binh” và không liên quan gì đến lịch sử Phật Giáo.
Nói về lịch sử Phật Giáo thì phải nói đến Đức Phật, giáo lý Phật Giáo, và lịch sử truyền đạo của Phật Giáo. Khoan nói đến Đức Phật mà ngày nay cả thế giới đều ngưỡng mộ, Phật Giáo có Thiên Kinh Vạn Quyển về Giáo lý nhưng chúng ta không thể tìm thấy trong đó một lời dạy ác độc nào, hay khuyến khích chiến tranh, khuyến khích con người tàn bạo vì tín ngưỡng, giết người không đồng ý kiến. Và lịch sử truyền giáo của Phật Giáo trong hơn 2500 năm nay chưa hề làm đổ một giọt máu để kéo con người vào Phật Giáo. Như vậy, dù có một số tệ đoan xảy ra trong cộng đồng Phật Giáo bởi những cá nhân đạo đức thấp kém thì chúng ta cũng không thể quy kết đó là Phật Giáo. Nhưng Giám mục Nguyễn Thái Hợp, nói về những trung đoàn Tăng binh, không biết có thật hay không, vì một trung đoàn thường là có 5 Tiểu đoàn, mỗi Tiểu đoàn gồm có từ 700 đến 800 người, vậy một trung đoàn ít ra cũng là vài ngàn người, và các Samurai, cho đó là của Phật Giáo, cũng như một số người cuồng tín trên Internet, với chủ tâm xuyên tạc hạ thấp Phật Giáo nên đã chụp những gì không phải của Phật Giáo như đốt vàng mã, bùa ngải, lên đồng, xem bói xem tướng v…v… lên đầu Phật Giáo. Những mánh mưu này không thể lừa được ai bởi vì ngày nay người dân đã biết quá rõ về những thủ đoạn xuyên tạc, chụp mũ của Ca-tô Rô-ma Giáo ở Việt Nam.
Gm Nguyễn Thái Hợp viết: Thật vậy, trong thời trung cổ, tại Nhật Bản, tăng sĩ chia thành nhiều phe phái, võ trang đầy đủ y hệt như các vị samurai. Ông chỉ viết vu vơ, không đưa ra một tài liệu dẫn chứng nào, có thật là Tăng sĩ, Tăng sĩ nào, ở Chùa nào, bao nhiêu, theo Tông phái Phật Giáo nào, chia thành nhiều phe phái vũ trang như Samurai không, nhiều là bao nhiêu, chém giết nhau thế nào, bao nhiêu người chết? Nhưng vấn đề là, những gì Gm Nguyễn Thái Hợp viết ở trên, nếu có, thì cũng không thuộc “Thái độ bất bao dung” mà thuộc về vấn đề tranh chấp thế quyền.
Muốn viết về thái độ bất bao dung trong thời Trung Cổ với đầy đủ tài liệu thì không đâu bằng lịch sử Ca-tô Rô-ma Giáo. Trong thời Trung Cổ 1000 năm, Giáo hội Ca-tô Rô-ma đã nhân danh Gót của họ đưa Âu Châu vào những thời đại gọi là “Thời đại đen tối” (The dark ages) hoặc “Thời đại của sự man rợ và đen tối trí thức” (The age of barbarism and intellectual darkness). Trong những thời đại này, những hàn động bất bao dung của Giáo hội Ca-tô bắt nguồn từ xác tín tôn giáo không đâu sánh bằng qua những cuộc thập tự chinh được gọi là “thánh chiến”, những tòa hình án xử dị giáo, những cuộc săn lùng phù thủy, tra tấn trong những ngụ tù tối tăm rồi mang đi thiêu sống v..v…, số người vô tội, không dưới trăm triệu người gồm cả nam, phụ, lão, ấu, chết dưới tay Giáo hội.
Những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo
Link: http://www.adishakti.org/_/peter_de_rosa_vicars_of_christ_the_dark_side_of_the_papacy.htm
Sau đây là vài nét về các tòa hình án của Ca-tô Rô-ma Giáo do Tổng Giám Mục Peter de Rosa viết trong cuốn “Vicars of Christ, The Dark Side Of The Papacy”, Crown Publishers, Inc., New York, 1988, trg.162-166, nói về cuốn “Sổ Đen”, còn được biết là “Cuốn sổ của thần chết”, cuốn sách chỉ đạo của “Tòa Thánh” cho những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo:
Tòa hình án trong thời Trung Cổ có thể làm bất cứ điều gì . Những phán quan của tòa hình án [ những Linh Mục] thuộc dòng tu Đa Minh, được giáo hoàng bổ nhiệm, không ở dưới quyền bất cứ một ai ngoài Thượng Đế và giáo hoàng. Họ đứng ngoài vòng xét xử của các giám mục và luật dân sự. Trong những quốc gia thuộc quyền giáo hoàng họ chính là luật lệ, vừa đóng vai công tố viên vừa đóng vai quan toà xử án. Nguyên lý chỉ đạo của họ là : Thà giết oan 100 người vô tội còn hơn là để cho một kẻ dị giáo được tự do." Và, theo cuốn Sổ Đen, một đứa con phải phản bội cha mẹ, một bà mẹ phải phản bội đứa con.Không làm như vậy là một " tội lỗi đối với Toà Án Thánh" và đáng bị tuyệt thông, nghĩa là, không được hưởng các bí tích và, nếu không có tu chính án, không được lên thiên đàng.
[To the medieval Inquisition, everything was permitted. The Dominican Inquisitors, being the pope's appointees, were subject to no one but God and his Holiness. They were outside the juridiction of bishops and of civil law. In the Papal States they were a law unto themselves, acting as prosecutors and judges. Their guiding principle was: "Better for a hundred innocent people to die than for one heretic to go free.”
According to the Black Book, a child must betray his parents, a mother betray her child. Not to do so is a "sin against the Holy Office" and merits excommunication, that is, exclusion from the sacraments and, if there is no amendement, exclusion from heaven...]
Chúng ta thấy, “con cái phải tố cáo cha mẹ, cha mẹ phải tố cáo con, thà giết oan 100 người còn hơn là để cho một kẻ dị giáo được tự do, và dùng các hình cụ khủng khiếp nhất trong lịch sử để tra tấn các nạn nhân, nhiều khi đến chết, để cưỡng bách họ phải thú tội dù họ không có tội v..v..” chính là “đặc sản” của Ca-tô Rô-ma Giáo trong thời Trung Cổ, đưa đến số nạn nhân bị chết vì tra tấn, vì thiêu sống v..v.. lên tới khoảng 10 triệu người. Đây mới thực sự là thái độ bất bao dung đã đưa đến những hành động bất bao dung tôn giáo khủng khiếp nhất trong nhân loại. Ai phủ nhận những sự kiện lịch sử này, xin lên tiếng.
Xin nhớ, Ca-tô Rô-ma Giáo là một tôn giáo tự nhận là thiên khải, thánh thiện, duy nhất, không như những thế lực đối nghịch thế tục, nếu có, xung đột nhau vì những tranh chấp trong xã hội. Sự bất khoan dung của Giáo hội Ca-tô và sự bất khoan dung trong những xã hội thế tục khác nhau nhiều lắm, không thể biện minh là vua chúa ngày xưa cũng bất bao dung, cũng ác, vậy Giáo hội bất khoan dung hay ác thì có khác gì đâu. Nhưng rõ ràng là Gm Nguyễn Thái Hợp không hề biết đến lịch sử tàn bạo, bất khoan dung của chính Giáo hội Ca-tô Rô-ma, hay dù có biết, vì nhân danh là một Giám mục thì phải biết, nhưng theo đúng sách lược “ngu dân dễ trị” của Giáo hội, che dấu kỹ những sự thật về Giáo hội trước đám tín đồ thấp kém, và lại đi moi móc những chuyện ruồi bu, nhiều khi chỉ là bịa đặt, trong những xã hội và tôn giáo khác. Để làm gì, chắc ai cũng hiểu.
Tôi hi vọng phần phân tích ở trên có thể là câu trả lời cho thắc mắc của ông (Lm?) Trần Đức Anh và hi vọng ông không hiểu nhầm về Phật Giáo. Tôi cũng muốn nói rõ cùng ông Trần Đức Anh là, tất cả những gì Gm Nguyễn Thái Hợp viết về Phật Giáo đều không liên quan gì đến Phật Giáo. Và như vậy, những gì Gm Nguyễn Thái Hợp viết, bất kể với mục đích gì, đều không liên hệ đến “lịch sử Phật Giáo”. Vì Gm Nguyễn Thái Hợp bàn về thái độ bất bao dung không hề có mà ông ta cho là của Phật Giáo, để cho công bằng, có lẽ chúng ta cũng cần xét thêm về “Thái độ bất bao dung” trong Ki Tô Giáo. Về vấn đề này có một sự khác biệt quan trọng giữa Phật Giáo và Ca-tô Rô-ma Giáo nói riêng, Ki Tô Giáo nói chung. Về Phật Giáo, Đức Phật cũng như Giáo lý Phật Giáo không dạy con người có những hành động bất khoan dung. Ông không thể kiếm ra bất cứ ở đâu một lời nói của Đức Phật hay một đoạn kinh văn Phật Giáo nào dạy con người phải vũ trang chém giết nhau cả.
Charlie Nguyễn
Trái lại, vì chính sách nhồi sọ của các bề trên mà Giáo dân Việt Nam trở thành những người bất khoan dung nhất. Trường hợp điển hình là nhà trí thức Ca-tô Đạo gốc Charlie Nguyễn (Bùi Văn Chấn). Khi ông ta, với sự lương thiện trí thức, đưa ra những sự thật về Ca-tô Rô-ma Giáo thì ông ta bị cả gia đình ruồng bỏ, phải sống lang thang vô gia cư. Vợ con ông phá hủy máy điện toán và sách vở tài liệu của ông. Đối với chồng, cha, mà người Ca-tô Việt Nam mà còn như vậy, huống chi là đối với người ngoài. Charlie Nguyễn viết về lý do ông bỏ đạo:
Như các bạn đã biết, tôi sinh ra và lớn lên trong môi trường đậm đặc của Công Giáo LaMã, vốn mang nặng tính chất du mục Babylon và hoàn toàn xa rời văn hóa dân tộc. Có lẽ các bạn cũng nhận thấy rất nhiều người Công giáo trí thức, họ hiểu biết nhiều nhưng tại sao họ vẫn không thoát ra khỏi cái ngục tù tư tưởng của họ? Đó là vì họ đã mắc tròng, tức bị mắc kẹt trong cái thòng lọng của đạo Công Giáo (The Catholic Loop). Cái tròng nặng nhất là cái tròng tình cảm gia đình. Không ai muốn ra mặt công khai chống lại cái tôn giáo lâu đời của gia tộc và gia đình mình, nhất là cái tôn giáo đó lại là thứ tôn giáo cuồng tín như Công giáo LaMã. Nhiều cha mẹ sẵn sàng từ con hoặc vợ bỏ chồng, chứ không bao giờ chấp nhận bỏ đạo, vì vậy mọi người Công giáo tỉnh ngộ vẫn cứ phải im lặng làm hòa cho yên cửa yên nhà. Nhiều người lại cho rằng chống lại đạo của cha mẹ ông bà mình là bất hiếu nên họ đã không dám thoát ra khỏi cái tròng của đạo. Bài viết “Củ Khoai Lùi Bếp Tro” tôi đính kèm theo đây nói lên cái hoàn cảnh ấy. Chính cái tinh thần dân tộc còn sót lại trong tôi đã giúp tôi thoát khỏi cái tròng Công giáo của văn hóa du mục Babylon để trở về với văn hóa dân tộc Việt Nam.
Charlie Nguyễn viết không sai, chúng ta cũng biết, Giáo hội Ca-tô đã từng có chính sách theo đuổi những linh mục bỏ đạo, vu khống, nhục mạ, không cho việc làm v..v… để cho họ phải “trở lại đạo”, và các con chiên cũng áp dụng chính sách này đối với những người trong gia đình hay thân thuộc bỏ đạo. Trong cuốn "Tội Ác Và Vô Luân Trong Giáo Hội Ca-Tô” (Crime & Immorality In The Catholic Church), linh mục Emmet McLoughlin đã viết về nhiều trường hợp Giáo hội theo đuổi để trả thù các linh mục bỏ đạo và các bậc cha mẹ, bạn bè đối xử tồi tệ, hắt hủi những người bỏ đạo; Trang 145: “The Catholic spreads the most devastating rumors about former priests. They are either drunken sots, gravely ill as a curse of God, divorced by their wives or back in a distant monastery to do penance for their sins”; Trang 149: “Then began the usual emotional pressure from his family: “Go back to God” – “Leave that sinful woman – “Give up the child” – “What does it profit a man”. Trang 269: Letter to an ex-priest: “We were brought up strictly in the Church and attended only parochial schools, but at the age of fifteen years I knew it was wrong for me to do the things I did not believe, so I left the Church. Well, you know also that I could no longer remain at home. My family never wrote to me and never came to see me. I got very lonely. I went back once, my parents would not allow me to visit with my younger sisters and brothers. They told me I was a bad influence on them, so I never went back.” Đó là cái thòng lọng Ca-tô mà Charlie Nguyễn nói đến và chính sách nhồi sọ con chiên của Giáo hội đã thành công để biến họ thành những người vô nhân tính. Lòng bao dung của giáo hội và của gia đình đối với người bỏ đạo ở đâu? thưa ông Gm Nguyễn Thái Hợp.
Những hành động ác ôn tàn bạo trong Thánh Kinh
Mặt khác, tất cả những hành động ác ôn tàn bạo của các Giáo hội Ki-tô, đặc biệt là Giáo hội Ca-tô Rô-ma, tràn ngập trong lịch sử nhân loại đều bắt nguồn từ những lời dạy của Gót Cha cũng như Gót Con trong cuốn Thánh Kinh. Có thể các ông không tin. Sau đây là vài trích dẫn từ cuốn gọi là Thánh Kinh.
Trước hết là vài lời của Gót Cha:
Xuất Hành 20: 5 và Phục Truyền 5:9: Ta, Thiên Chúa của các ngươi, là một Thiên Chúa ghen tuông đố kỵ, sẽ trừng phạt tới ba bốn thế hệ sau của những kẻ nào ghét Ta (nghĩa là những người đi thờ phụng Thần khác hay hình ảnh khác)
Isaiah 14: 21: Hãy sẵn sàng để giết những đứa con vì tội của cha chúng.
27: Thiên Chúa sẽ giáng cho ngươi ghẻ chốc của xứ Ai Cập, trĩ lậu, ghẻ ngứa và lác, mà ngươi không thể chữa lành..
53: Ngươi sẽ ăn hoa quả của thân thể mình, tức là ăn thịt con trai và con gái mình, mà Thiên Chúa ban cho ngươi.
Micah 5:14: Ta sẽ báo thù những nước không nghe theo ta, trong cơn thịnh nộ và căm tức của ta.
Leviticus 26:28-29: Ta sẽ nổi giận, phạt tội các ngươi nặng gấp 7 lần. Và các người sẽ ăn thịt con trai và con gái các ngươi. [And ye shall eat the flesh of your sons, and the flesh of your daughters shall ye eat.]
Deutoronomy 13:15: Các ngươi phải dùng kiếm tận diệt tất cả dân chúng trong thành (vì họ đi thờ thần khác), phá hủy hoàn toàn tất cả những gì trong đó, và cả mọi súc vật trong đó.
1 Samuel 15: 2-3: Ta sẽ trừng phạt dân Amalek và phá hủy tất cả những gì chúng có và giết hết không chừa ai: đàn ông, đàn bà, con trẻ, con nít mới sinh, bò, cừu, lạc đà và lừa của chúng.
Phục truyền 13: 6-10: Nếu anh em ngươi, con trai hay con gái ngươi, vợ ngươi hay bạn ngươi, khuyến dụ ngươi đi thờ các thần khác, thần của các nước lân bang hay xa xôi.., thì ngươi phải giết nó đi, trước hết là đích thân tay ngươi phải ném đá để cho nó chết, rồi sau mới đến tay của dân chúng. [Nếu luật này cũng được áp dụng đối với các tôn giáo khác thì mọi nhà truyền giáo Ki Tô, từ Alexandre de Rhodes cho tới Puginier v..v…, và các nhà truyền đạo Tin Lành trên thế giới đều phải bị ném đá cho chết đi. Nhưng may mắn thay cho mấy người, chẳng có đạo nào ở Á Đông lại ác ôn như đạo Thiên Chúa]
Sau đây là vài lời điển hình của Gót Con, Giê-su:
Matthew 10: 34-36, đã viết rõ, Giê-su khẳng định:
Đừng tưởng rằng Ta xuống trần để mang lại hòa bình trên trái đất. Ta không xuống đây để mang lại hòa bình mà là gươm giáo. Vì Ta xuống đây để làm cho con chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng, và kẻ thù của con người ở ngay trong nhà hắn.
Và Luke 12: 51-53 cũng xác định lại khẳng định của Giê-su như sau:
Đừng tưởng Ta đến để đem hòa bình cho thế giới. Không, Ta đến để chia loài người làm hai. Từ đây, một nhà có năm người sẽ chia rẽ chống đối nhau: hai chống ba, và ba chống hai. Mâu thuẫn sẽ diễn ra giữa con trai với cha, con gái với mẹ, con dâu với mẹ chồng.
Luke 19:27 : Hãy mang những kẻ thù của Ta ra đây, những người không muốn Ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta. [Ca-tô giáo đã theo sát lời dạy này, tàn sát những người mà giáo hội cho là “lạc đạo” và không tin Chúa]
John 15: 6: Nếu người nào không ở lại với ta [nghĩa là rời bỏ ta, ngày nay là bỏ Đạo], nó sẽ bị cắt bỏ như một cành cây rồi khô héo; và người ta sẽ gom chúng lại, ném vào lửa, và chúng bị thiêu đốt. ["If a man abide not in me, he is cast forth as a branch, and is withered; and men gather them, and cast them into the fire, and they are burned."] (Lời dạy này của Chúa là kim chỉ nam cho Giáo hội Ca-tô Rô-ma để cho Giáo hội đi săn lùng, tra tấn và thiêu sống các phù thủy, và cả khoa học gia như Bruno.)
Sau đây chúng ta hãy đọc tiếp một đoạn xuyên tạc lịch sử của Gm Nguyễn Thái Hợp:
Ở Việt Nam chẳng hạn, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, các nhà Nho và các quan lại theo Khổng giáo đã không kiên trì đấu tranh bất khoan nhượng để loại trừ Phật giáo khỏi vai trò lãnh đạo? Nhìn kỹ sẽ thấy rằng thái độ của nhà Nho đời Trần đối với Phật giáo có một cái gì tương tự với thái độ của nhà Nho triều Nguyễn đối với Công giáo. Chính thái độ bất bao dung của lớp sĩ phu của sân Trình cửa Khổng đã gây nên không biết bao nhiêu tang tóc kinh hoàng cho người Công giáo.
Tam Giáo Đồng Nguyên
Ở đây chúng ta lại thấy Gm Nguyễn Thái Hợp viết ra những điều vô căn cứ và sai với lịch sử. Đọc lịch sử Phật Giáo, ai cũng biết là trong thời Lý Trần, lý tưởng Tam Giáo Đồng Nguyên rất được tôn trọng. Chỉ tới cuối nhà Trần, thế kỷ XIV chứ không phải từ thế kỷ X, chúng ta mới thấy có chuyện bài xích Phật Giáo. Chúng ta có thể đọc trên link: http://htx.dongtak.net/spip.php?article182:
Sau khi thay nhà Lý, triều Trần tiếp tục truyền thống sùng tín đạo Phật và đồng thời phát huy lý thuyết Nho giáo như là một hệ triết lý chính trị cần thiết để cai trị đất nước. Phật giáo vẫn là một tôn giáo có thế lực nhất trong tất cả các loại tôn giáo thời ấy và có ảnh hưởng sâu đậm trong mọi tầng lớp cũng như mọi lãnh vực…
Ta có thể nói, dưới ảnh hưởng của các vị vua Phật tử nhà Trần và các nhà thiền sư thời ấy, Phật giáo đã đạt đến mức phát triển huy hoàng của một tôn giáo, nếu không muốn nói rằng Phật giáo đã trở thành như quốc giáo vậy.
Nhưng đến cuối đời Trần, Phật giáo bị lạm dụng và bị biến tạp với nhiều yếu tố mê tín, dị đoan trong dân gian. Đồng thời, số tăng sĩ giả danh tăng lên, nhiều tệ nạn xảy ra. Các vuaTrần Hiển Tông và Trần Thuận Tông phải mở các kỳ thi sát hạch kiến thức Phật học cùng họ, để bắt các tăng sĩ thất học phải hoàn tục.
Trong khi ấy thì giới nho sĩ lại được đào tạo theo trường lớp, tham chính qua đường thi cử gian nan, bắt đầu tấn công những tệ nạn trong giới Phật giáo. Điển hình là Trương Hán Siêu, chủ trương bài xích mê tín dị đoan. Thấy các chùa tháp mọc lên khắp nơi, ông viết bài ký châm biếm: ’Trong thiên hạ ba phần, chùa chiếm ở một phần, bỏ rứt luân thường, hao tổn của báu, ngây ngây mà chơi, ngẩn ngẩn mà theo..."
Như thế, vào cuối đời Trần, Phật giáo không những tự bản thân bị suy yếu đi mà còn bị Nhogiáo tấn công để chiếm địa vị ưu thế trong xã hội.
Đây là lịch sử, Phật Giáo không phủ nhận những sự kiện lịch sử này. Nhưng tuyệt đối không có chuyện thuộc loại hoang tưởng của ông Gm Nguyễn Thái Hợp là “thái độ của nhà Nho đời Trần đối với Phật giáo có một cái gì tương tự với thái độ của nhà Nho triều Nguyễn đối với Công giáo.” Thật vậy, khi xưa một số nhà nho bài xích Phật Giáo là vì số tăng sĩ giả danh tăng lên, nhiều tệ nạn xảy ra trong Phật Giáo. Điển hình là Trương Hán Siêu, ông là người có học vấn sâu rộng, giàu lòng yêu nước, được 4 đời vua nhà Trần tôn quý như bậc thầy. Thời trẻ, ông bài xích (phản đối) Phật , nhưng vua không trách, còn bổ ông làm quản tự cho một ngôi chùa lớn. Về cuối đời, ông lại là người sùng đạo Phật và những sáng tác của ông cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng này. Tại sao vậy? Vì nếu chỉ nhìn cái bề ngoài của Phật Giáo mà không hiểu sâu xa về Phật Giáo thì không những nhà nho mà ngay cả những Phật tử hiểu biết cũng phải bài xích những tệ đoan trong Phật Giáo. Vấn đề là những tệ đoan đó xảy ra trong Phật Giáo nhưng thực ra là trong xã hội, vì Kinh điển Phật Giáo không có nơi nào dạy về những tệ đoan như vậy. Ảnh hưởng của xã hội trên người dân nói chung đã sinh ra những tệ đoan xã hội. Thời xưa cũng vậy và thời nay cũng vậy.
Nhưng không ai có thể ngớ ngẩn đến độ so sánh chuyện nhà Nho thời Trần đối với Phật Giáo với nhà Nho triều Nguyễn đối với Ca-tô Giáo như Gm Nguyễn Thái Hợp. Điều này thật là hiển nhiên vì nhà Nho thời Trần chống Phật Giáo về mặt tư tuởng và ảnh hưởng trên xã hội chứ chưa hề giết một ông Sư hay Phật tử nào. Họ đều biết Phật Giáo là một lực lượng yêu nước và đã đóng góp rất nhiều cho đất nước, đặc biệt là trong những triều đại nhà Trần như lịch sử đã ghi rõ:
Đế quốc Nguyên Mông bành trướng thế lực, diệt được nhà Tống, phát động hai lần xâm lược Đại Việt từ 1284 đến 1288. Nhưng vua Trần Nhân Tông cùng các kiệt tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Trần Bình Trọng, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản... đã oanh liệt đánh bại đội quân được mệnh danh bách chiến bách thắng này.
Trái lại, tập thể Ca-tô Rô-ma Giáo ở Việt Nam dưới các triều Nguyễn là một tập thể phi dân tộc, phản quốc, đã làm tay sai cho thực dân Pháp, đã giữ một vai trò then chốt quyết định trong việc đưa Việt Nam vào vòng nô lệ của thực dân Pháp. Những tác hại mà Ca-tô Rô-ma Giáo mang đến Việt Nam thì nhiều không sao kể xiết. Do đó, không chỉ các nhà Nho dưới triều Nguyễn mà cả dân tộc Việt Nam đối với Ca-tô Rô-ma Giáo như lịch sử đã ghi, không phải là vì những điều huyễn hoặc trong Ca-tô Giáo như những khái niệm ơn Chúa, bí tích, Thiên Chúa nhập thể đều xa lạ với tư tưởng Khổng giáo như ông Gm viết, mà là vì vai trò phi dân tộc, phản bội dân tộc của tập thể Ca-tô Giáo ở Việt Nam. Nếu Gm Nguyễn Thái Hợp không biết đến hoặc không dám nhắc đến những vai trò này thì sau đây là vài sự kiện lịch sử về Ca-tô Giáo ở Việt Nam dưới các triều Nguyễn.
Chủ trương xóa bỏ mọi nền văn hóa phi Ki-Tô
Lịch sử đã chứng minh: Sách lược truyền giáo của Ca-tô Rô-ma Giáo là một sách lược chủ trương xóa bỏ mọi nền văn hóa phi Ki-Tô, dùng bạo lực thắng công lý, dùng gian xảo, dối trá để lừa dối dân gian, dùng bả vật chất và mê tín dị đoan để chiêu dụ và giữ tín đồ, dùng những phép lạ ngụy tạo để huyễn hoặc làm mê mẩn đầu óc tín đồ v..v.. Một sắc thái đặc biệt nhất của Ca-tô Rô-ma Giáo là, bất cứ tôn giáo này truyền tới đâu là ở đó xảy ra những cảnh hỗn loạn, thù nghịch, chia rẽ v…v… trong gia đình, trong xã hội, thực hiện đúng lời của Chúa Giê-su trong Thánh Kinh, Matthew 10: 34-36: “Chúa Ki Tô Mang Đến Sự Chia Rẽ”:
Lịch sử thế giới đã ghi rõ điều này, và kinh nghiệm cay đắng của Việt Nam đối diện với sự xâm nhập của Ca-tô Rô-ma Giáo còn ghi rõ trong sử sách. Ở đây, sách lược truyền giáo của đạo Ca-tô đã đưa tới những cảnh bất hòa trong những gia đình nào có người bỏ tôn giáo truyền thống của gia đình, của dân tộc, để tin theo những lời dụ dỗ huyền hoặc của Ca-tô Rô-ma Giáo, từ bỏ không còn tôn trọng những lễ tiết truyền thống trong gia đình. Ca-tô Rô-ma Giáo cũng đưa tới những cảnh Lương Giáo nghi kỵ, thù nghịch, tàn sát lẫn nhau như lịch sử đã chứng tỏ. Chính Linh mục Lương Kim Định cũng phải thú nhận trong cuốn Cẩm Nang Triết Việt, trang 57:
“Sự truyền đạo Thiên Chúa vào Việt Nam…đưa đến sự chia khối dân tộc đang thống nhất thành hai phe Lương Giáo làm cho sự liên lạc giữa đôi bên trở nên nhức nhối đầy e dè nghi kỵ. Đấy là một tai nạn lịch sử mà thời gian tuy có làm giảm đi, nhưng xem ra không sao xóa sạch được”
Lương-giáo
Sự phân biệt lương-giáo của ông cha chúng ta là có ý nghĩa sâu sắc. Vì “lương” có nghĩa là tốt, lành, lương thiện, còn “giáo” chỉ các giáo dân, những người không “lương”. Linh Mục Lương Kim Định đã thú nhận một ảnh hưởng tác hại của Ca-tô Giáo trên khối dân tộc Việt Nam: gây chia rẽ. Tìm hiểu những nguyên nhân làm cho khối dân tộc đang thống nhất thành hai phe Lương Giáo, chúng ta có thể nêu lên vài điều. Những nguyên nhân này không bao giờ được các nhà viết sử thực dân hay tay sai Ca-tô Giáo bản địa nhắc tới. Những nguyên nhân này là gì, hiện nay tài liệu có khá đầy đủ, tôi có thể tóm tắt những nguyên nhân đó trong ba điều sau đây:
i). Các giáo sĩ thừa sai Ca-tô Giáo khi tới Việt Nam truyền đạo đã không giữ đúng vai trò truyền giáo thuần túy của mình. Họ có những thái độ ngạo mạn, khinh rẻ chính quyền địa phương vì tự cho là văn minh tiến bộ trong khi bản chất của họ, ít ra là về phương diện tâm linh, luân lý, và đạo đức, thật là hẹp hòi và chậm tiến. Họ đã trắng trợn can thiệp vào chính trị nội bộ của Việt Nam và trong nhiều trường hợp đã xúi dục nội loạn và gây nên sự chia rẽ, bất hòa, xáo trộn trong xã hội Việt Nam. Với tâm cảnh cuồng tín, tổng hợp của ngu dốt và huênh hoang, cộng với sự kiêu căng lố bịch, cho rằng đạo của mình là đạo "thiên khải" chân thật duy nhất, họ đã dùng những phương pháp truyền đạo gian xảo, xuyên tạc sự thật để mạ lỵ, xâm phạm tới toàn bộ tín ngưỡng, đạo đức, và cấu trúc văn hóa truyền thống của xã hội Việt Nam. Điển hình là tên thừa sai Alexandre de Rhodes, dựa trên sự ngu dốt và mê tín của chính mình, đã viết cuốn “Phép Giảng Tám Ngày” để truyền bá những điều mê tín hoang đường của Ca-tô Giáo, và trong đó hắn đã xuyên tạc mạ lỵ Đức Phật, Đức Khổng Tử và Lão Tử. Sau đây là vài đoạn cho thấy sự dối trá gian manh xảo quyệt của Alexandre de Rhodes, phóng đại những điều mê tín hoang đường quá lố để lừa bịp giáo dân.
Rhodes viết trong cuốn “Hành Trình Và Truyền Giáo”, Hồng Nhuệ dịch:
Trang 74: Với thánh giá Chúa, với nước phép, giáo dân tốt lành đã thông thường đuổi ma quỉ, chữa các thứ bệnh tật. Chỉ cho uống 4,5 giọt nước thánh mà chữa được người mù và cho 2 người chết sống lại. Họ ra đi, cắm thánh giá ở đầu, ở giữa và cuối xóm. Họ đến thăm bệnh nhân, đọc kinh và cho bệnh nhân uống vài giọt nước phép. Không đầy 5 ngày đã chữa khỏi 272 người.
Trang 77: Họ rất quí trọng nước phép, cứ 5,6 ngày họ lại đến lấy.. Họ cho bệnh nhân uống với những thành quả lạ lùng. Mỗi chủ nhật, tôi buộc lòng phải làm phép với 5 vại lớn, để thỏa mãn lòng sốt sắng của họ.
Nước phép hay nước thánh là nước thường đã được ông linh mục bi bô đọc vài câu tiếng La-Tinh để biến nó thành nước phép hay nước thánh. Rhodes đã thông thạo môn thần học bịp bợm dân ngu, nhưng chính ông ta cũng lại ngu không thể tả được mới viết lên được những đoạn trên. Chỉ với 4,5 giọt nước phép là có thể chữa được người mù, người chết sống lại, và chữa khỏi mọi bệnh tật. Nhưng mỗi chủ nhật ông ta phải phù phép biến 5 vại nước lớn thành nước thánh hay nước phép để thỏa mãn nhu cầu của giáo dân. Một vại lớn có bao nhiêu lít nước? Một lít nước có bao nhiêu giọt nước. Nếu tính ra thì 5 vại nước phép đó có thể chữa cho cả nước Pháp của ông ta khỏi mù, vì trong thế kỷ 17, cả nước Pháp đang mù vì là toàn tòng Ca-Tô Giáo. Nhưng ngày nay, chẳng cần đến nước phép hay nước thánh (holy water) gì đó mà Pháp cũng đã ra khỏi cảnh mù rồi. Giáo dân Việt Nam dùng loại nước phép đó đã mù lại càng mù thêm vì cái đạo lý Thiên-La Đắc-Lộ bịp bợm hoang đường quá lố lăng chẳng có ai có thể tin được.. Hồng Nhuệ chắc tin nên mới dịch cuốn sách này để cho chúng ta thưởng thức. Xin mời ông lên tiếng nhận xét về mấy đoạn trên của Rhodes.
ii). Các giáo sĩ thừa sai Ca-tô Giáo đã giữ những vai trò then chốt trong việc thực hiện âm mưu phá hủy nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, vận động chính quyền Pháp xâm lược Việt Nam, tích cực đóng góp cho việc xâm lược Việt Nam, và đào tạo một đạo quân thứ 5 bản địa, biến những kẻ tân tòng đần độn trong tầng lớp cặn bã của xã hội Việt Nam thành một đám nô lệ cho Vatican, coi thường luật lệ quốc gia và không ngần ngại phản bội quê hương.
iii). Một số không nhỏ giáo dân Việt Nam đã hợp tác, tiếp tay với thực dân Pháp, đem nước ta vào vòng nô lệ Pháp để được hưởng những quyền lợi đặc biệt tôn giáo của một thiểu số cam phận làm thân trâu ngựa, phục tùng tuyệt đối các giáo sĩ ngoại quốc, bất kể đến sự đau thương của cả một dân tộc bị nô lệ ngoại bang.
Đó là những gì mà các thừa sai Ca-tô Rô-ma Giáo đã mang đến cho dân tộc Việt Nam với kết quả là, sau khi chế độ thực dân cáo chung, là để lại cho dân tộc Việt Nam một di sản nghi kỵ nhức nhối giữa đại khối dân tộc và khoảng 5-7% dân số theo Ca-tô Ca-tô Giáo, trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu, từ Công trường Phê-rô đến Bolsa ở Little Saigon, một di sản nhức nhối, nghi kỵ trong đại khối dân tộc, không biết tới bao giờ mới xóa sạch được, như linh mục Kim Dịnh đã nhận định.
Sau đây là phần chứng minh 3 nhận định nêu trên qua các tài liệu.
Chúng ta đã biết sách lược truyền đạo thiếu văn hóa và bịp bợm của giáo sĩ Alexandre de Rhodes, chúng ta đã biết việc dính vào chính trị nội bộ của Việt Nam cùng việc tuyển mộ, chỉ huy một đoàn quân lính đánh thuê để giúp Nguyễn Ánh của Giám mục Bá Đa Lộc, và chúng ta cũng đã biết những hoạt động gián điệp của các Giám mục Gauthier, Retord, Huc, Pellerin, Puginier v..v.. Những tài liệu sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ thực chất những hoạt động "truyền giáo" của các thừa sai Ca-tô Rô-ma Giáo ngoại quốc, tâm cảnh và hoạt động tiếp tay cho giặc của những giáo dân Việt Nam, và từ đó chúng ta có thể suy ra những nguyên nhân cấm đạo hay bách hại giáo dân.
Tay sai cho quân Pháp
Những tín đồ Ca-tô Giáo Việt Nam hợp tác và làm tay sai cho quân xâm lăng Pháp, ngay từ ngày đầu cho tới ngày cuối, nay đã là những sự kiện lịch sử không ai có thể phủ nhận. Một trí thức trong nước, ông Trần Xuân An, đã viết: “..trong suốt cả 131 năm chiến tranh, nước ta bị ngoại xâm và phải chống ngoại xâm (1858 – 1885 – 1930 – 1945 – 1954 – 1975 – 1979), không còn nghi ngờ gì nữa, Thiên Chúa giáo là một lực lượng phản quốc từ đầu đến cuối.” Ông An viết không sai, chúng ta hãy đọc vài đoạn viết về vai trò của Ca-tô Rô-ma Giáotrong giai đoạn đầu của cuộc xâm lược của Pháp, trong cuốn The Vietnamese Response to French Intervention: 1862-1874 của Giáo sư sử học Mark L. McLeod, trg. 45-47, dựa trên những tài liệu từ văn khố Pháp:
"Vai trò của những tín đồ Ca-tô Rô-ma Giáo trong cuộc xâm lược của liên quân Pháp - Tây Ban Nha là gì? ..Sự thực là, theo những tài liệu lưu trữ trong văn khố Pháp thì, ngay từ tháng 9, 1858, nhiều toán tín đồ Ca-tô Rô-ma Giáo Việt Nam đã tới liên lạc với những đoàn quân chiến đấu của Tây phương. Rigauld de Genouilly (tướng chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha ở Đà Nẵng; TCN) đã họp họ lại thành hai chi đội và huấn luyện họ trong một doanh trại ở Tiên Trà. Một trong hai chi đội trên chiến đấu sát cánh với quân Pháp - Tây Ban Nha ở Đà Nẵng, còn chi đội kia di chuyển xuống miền Nam, dự phần chiếa đấu trong cuộc xâm lược "lục tỉnh" và họ đã dự trận Kỳ Hòa. Sau trận Kỳ Hòa, những lính chiến đấu Ca-tô Rô-ma Giáo Việt Nam đã phục vụ những người Tây phương ở Đà Nẵng tiếp tục phục vụ người Pháp, làm lính chiến, thông ngôn, cu-li và thám báo, trong những vùng chiếm được ở miền Nam. Vì những dịch vụ này, họ được Đô Dốc - Toàn Quyền de la Grandière ban thưởng cho một số đất quanh vùng Sài-gòn.
Trong cuộc xâm lược của liên quân Pháp - Tây Ban Nha từ 1858 đến 1862, những biện pháp cấm đạo của Vua Tự Đức càng ngày càng khắc nghiệt và dễ hiểu. Đó chính là vì Triều đình Huế tin rằng những tín đồ Ca-tô Rô-ma Giáo Việt Nam đã hỗ trợ những đoàn quân xâm lăng. Những đạo Dụ trong thời chiến này thường nhằm mục đích ngăn cản những tín đồ Ca-tô Rô-ma Giáo Việt Nam liên lạc với những lực lượng Pháp - Tây Ban Nha. Thí dụ, một đạo Dụ ban hành vào tháng 5, 1859, nêu rõ rằng, khi nghe tin thành Saigon thất thủ, những tín đồ Ca-tô Rô-ma Giáo Việt Nam ở miền Nam đã lợi dụng tình thế để khủng bố người "lương" hay "tốt" (nghĩa là, người phi- Công Giáo) và đi làm "tay sai và mật thám cho Tây Dương "
(What was the role of the Vietnamese Catholics during the Franco-Spanish invasion?... In fact, French archival sources show clearly that, as early as September 1858, groups of Catholics began to reach the embattled European armies. Rigauld de Genouilly formed the men into two indigenous detachments and trained them at a camp at Tien Cha. One of these detachments fought alongside the Franco-Spanish soldiers at Da-nang; the other went southward to participate in the invasion of the "luc tinh" and fought in the battle of Ky Hoa. After the battle of Ky Hoa, the indigenous Catholics militamen who entered the service of the Europeans at Da nang continued to serve the French in the occupied south as soldiers, interpreters, coolies, and guides. They were rewarded for their services by Admiral-Governor de la Grandière, who granted them concessions of land in the Saigon area.
During the Franco-Spanish invasion of 1858-1862, the Tu Duc Emperor's interdictions of Catholicism grew increasingly severe and comprehensive. This was primarily because the Hue court believed that the Vietnamese Catholics supported the invading armies. The wartime edicts were thus largely directed to the problem of preventing the Vietnamese Catholics from communicating with the Franco-Spanish forces. An edict of May 1859, for example, stated that, upon hearing of the fall of the Saigon citadel, the Vietnamese Catholics of the south were taking advantage of the situation in order to terrorize the "luong" or "good" (that is, non-Catholics) people and to serve as "lackeys and spies for the Westerners")
Đọc lại lịch sử Việt Nam trong giai đoạn Francis Garnier chiếm thành Hà Nội và các tỉnh lân cận như Phủ Lý, Nam Định, Hải Dương v..v.. chúng ta sẽ thấy sự thực về vai trò cộng tác, tiếp tay, hỗ trợ của giáo dân Ca Tô Việt Nam cho những đoàn quân xâm lăng ngoại quốc như thế nào. Mark L. McLeod, Ibid., trg. 114-122:
"Bản chất và mức độ hỗ trợ những đoàn quân viễn chinh Pháp của những tín đồ Ca-tô Rô-ma Giáo là như thế nào?
Những thư từ liên lạc và phúc trình của Balny và Harmand, được Garnier phái đi chinh phục nhiều tỉnh lỵ và những điểm trọng yếu trong miền đồng bằng, cho chúng ta thấy một kiểu hỗ trợ đáng kể của những tín đồ Ca-tô bao gồm - nhưng không chỉ giới hạn ở - những nhiệm vụ hành chánh và quân sự. ... Để giúp chúng ta hiểu rõ hơn, chúng ta hãy xét tới những hành động của Balny tại Phủ Lý và Hải Dương và của Harmand ở Nam Định, và nhấn mạnh đến sự liên hệ giữa Bộ Truyền Giáo Ca-tô và các lực lượng quân sự Pháp. Sự phân tích những hành động này cho thấy, trong những cuộc tấn công vào những cứ điểm của chính quyền Việt Nam, quân đội Pháp đã nhận được một mức độ hỗ trợ rất đáng kể từ những thừa sai và những tín đồ Ca-tô Việt Nam.
Hơn nữa, những phương pháp mà các sĩ quan Pháp và những cộng tác viên Ca-tô Việt Nam dùng tuyệt đối không thể coi là có đạo đức cao theo những tiêu chuẩn đương thời của ngay chính họ,vì những phái bộ truyền giáo Ca-tô đã dùng sức lao động (của tín đồ Ca-tô bản xứ; TCN), tài nguyên,và tin tức tình báo, đổi lấy hậu thuẫn của Pháp để thực hiện sự tàn sát liên miên người "lương", mạo phạm những công trình xây dựng của Phật Giáo, thiêu hủy những làng mạc phi-Ca Tô, và cướp bóc những thành phố của nhà Vua. Sự cộng tác với chủ nghĩa đế quốc Pháp của những tín đồ Ca-tô Việt Nam thường không được các sử gia nhận biết đầy đủ, nhưng đó chính là một yếu tố đáng kể góp phần thắng lợi cho Pháp ở Bắc Kỳ."
(What was the nature and extent of the assistance that the Catholics brought to the French expedition?
The correspondence and reports of Balny and Harmand, who were dispatched by Garnier to obtain the submission of many of the provincial citadels and strongpoints of the delta, reveal pattern of significant Catholic assistance that included - but not limited to - formal administrative and military duty. ...It is useful to consider Balny's actions at Phu Ly and Hai-duong and Harmand's at Nam-dinh with an emphasis on the relationship between Catholic Missions and the French forces. The analysis reveals that the French were far from alone in their attacks on the loci of Vietnamese authority because the invaders received a significant level of support from the missionaries and the Vietnamese Catholics. Moreover, the methods of the French officers and their Catholic collaborators could hardly be considered as evidence of a superior morality even by their own contemporary standards, for the Catholic Missions exchanged labor, resources, and information in return for French assistance in perpetuating summary executions, desecreations of Buddhist religious edifices, burning of non-Catholic villages, and pillaging of imperial citadels. This Catholic collaboration with French imperialism has not been adequately recognized by historians, but it was a significant contributing factor to the French success in Tonkin.)
Trên đây là tài liệu nghiên cứu từ văn khố Pháp của Giáo sư sử học Mark L. McLeod. Hiện nay, có rất nhiều tài liệu, rất nhiều chi tiết về sự cộng tác với thực dân Pháp của những tín đồ Ca-tô Việt Nam. Tuy nhiên, sau đây tôi chỉ xin trích dẫn hai tài liệu của chính những bậc lãnh đạo trong Ca-tô Giáo, một Việt và một Pháp.
Tại sao trung tâm kháng chiến Ba Đình của Đinh Công Tráng bị thất thủ? Tài liệu sau đây là của Linh Mục Trần Tam Tĩnh viết trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm: Link:http://giaodiemonline.com/2010/01/thapgia3.htm
"Cho tới khi chết ngày 25 tháng 4/1892, giám mục Puginier đã hoạt động không ngưng nghỉ ngày nào để củng cố địa vị của nước Pháp tại xứ ông đã nhận là quốc gia mới. Người ta còn giữ được mấy chục bản ghi chú và những tin tức tình báo có mang chữ ký của ông trong những Văn Khố của Bộ Thuộc Địa. Một phần nhờ vào các tin tức tình báo của giám mục mà quân Pháp có thể dẹp tan quân đội kháng chiến của Việt Nam. Trung tâm kháng chiến khốc liệt nhất là ở Ba Đình, Thanh Hóa, dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng. Đó là một làng được tăng cường bởi một vòng đai lũy tre, những ụ kháng chiến, những hầm trú ẩn, và một hệ thống hầm giao thông được xếp đặt một cách tinh vi. Để "bình định" làng này, quân đội Pháp đã kéo tới 2,250 binh sĩ với 25 khẩu đại bác, 4 tàu chiến dưới sự chỉ huy của đại tá Metzinger. Cuộc tấn công của Pháp ngày 18 tháng 12/1886 bị đẩy lui. Quân Pháp bao vây để tìm kiếm một chiến thuật mới. Sung sướng thay cho họ, một sĩ quan trẻ, đại úy Joffre (sau này trở thành thống chế nổi tiếng của Pháp trong đệ nhất Thế Chiến), đã nghĩ đến việc cầu sự trợ giúp của Trần Lục, cha xứ Phát Diệm và là Phó Tướng đặc trách bình định các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tịnh. Trần Lục, được giám mục Puginier ban phước lành, và mang 5000 giáo dân Ca-tô đến giúp quân Pháp. Và Ba Đình bị thất thủ."
Chúng ta đã thấy, tập thể Ca-tô Việt Nam đã giữ một vai trò tay sai quyết định để đưa nước nhà vào vòng nô lệ Pháp. Điều này, chúng ta có thể thấy rõ ràng trong một văn kiện có tính cách khẳng định sau đây của chính Giám mục Puginier, được trích dẫn trong cuốn Catholicisme et Sociétes Asiatiques của Alain Forrest và Yoshiharu Tsuboi:
"Giám Mục Puginier viết rằng: "Không có các thừa sai và giáo dân Ki Tô Giáo thì người Pháp cũng giống như những con cua đã bị bẻ gẫy hết càng. Thí dụ như vậy, tuy tầm thường mộc mạc nhưng không kém phần chính xác và mạnh mẽ. Thật vậy, không có các thừa sai và giáo dân Ki Tô Giáo [xin hiểu là Ca-tô Giáo], người Pháp sẽ bị bao vây bởi toàn là kẻ thù; họ sẽ không thể tin cậy vào một ai; họ sẽ chỉ nhận được những tin tức tình báo sai lầm, cung cấp với ác ý để phá hoại tình thế của họ; họ sẽ bị đẩy vào tình trạng không thể hoạt động được gì và sẽ phải hứng chịu những thảm họa thực sự một cách nhanh chóng. Địa vị của họ ở đây sẽ không giữ nổi được nữa, và họ sẽ bị buộc phải rời khỏi xứ, nơi đây quyền lợi và ngay cả sự hiện diện của họ sẽ bị nguy hại."
(Sans les missionnaires et les chrétiens, écrit Mgr. Puginier, les Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassé toutes les pattes. La comparaison, pour être triviale, ne manque pas de justesse et de force. En effet, sans les missionnnaires et les chrétiens, les Francais se verraient entourés d'ennemis; ils ne pouraient se fier à personne; ils ne recevraient que de faux renseignements, méchamment donnés pour compromettre leur situation; ils se trouveraient donc réduits à l'impossibilité d'agir et seraient rapidement exposés à des vrais désastres. Leur position ici ne serait plus tenable, et ils ne verraient forcés de quitter un pays où leurs intérêts et leur existence même serait compromis.)
Từ những tài liệu dẫn chứng ở trên, chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa là, nếu không có những hành động nội ứng, tiếp tay với một mức độ đáng kể của tín đồ Ca-tô Giáo Việt Nam thì chưa chắc Pháp đã lập nổi nền đô hộ ở Việt Nam trong gần 100 năm. Thế mà ngày nay còn có một số trí thức Ca-tô Giáo vẫn tiếp tục ngụy biện là việc bài đạo dưới triều Nguyễn là do “những khái niệm ơn Chúa, bí tích, Thiên Chúa nhập thể” xa lạ với tư tưởng Khổng giáo” của các nhà Nho như Gm Nguyễn Thái Hợp viết, và cố cãi là Ca-tô Giáo Việt Nam không có hợp tác với thực dân Pháp, không phản bội quê hương v..v.. Họ cố tình lờ đi những tài liệu của các nhà nghiên cứu sử học người ngoại quốc và của chính những người trong Ca-tô Giáo như Giám Mục Puginier, Linh mục Trần Tam Tĩnh, và Linh mục Lương Kim Định, và cố nêu cao sự đóng góp của Ca-tô Giáo cho Việt Nam, điển hình là vai trò của tên thừa sai gián điệp Alexandre de Rhodes trong việc sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ, mà không biết đến âm mưu của tập đoàn thừa sai Ca-tô Giáo, nghĩ ra loại Quốc Ngữ này để xóa bỏ nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, nhưng ông cha chúng ta đã sáng suốt sử dụng ngay để mở mang dân trí, kêu gọi lòng yêu nước và kết quả là đã đánh đuổi được thực dân Pháp..
Đến đây, Gm Nguyễn Thái Hợp hẳn phải biết là nguyên nhân từ đâu mà các triều Nguyễn và nhân dân Việt Nam lại bài đạo. Nếu ông chịu khó đọc lịch sử thì ông phải biết rằng người Việt Nam đã rất hiền hòa, nhẹ tay đối với người Ca-tô Việt Nam, không như Nhật Bản. Nhật Bản ra tay tận diệt các thừa sai và các tín đồ Ca-Tô phản bội quốc gia, đóng đinh họ trên cậy thập giá nhưng ngược đầu xuống đất ở bờ biển để khi nước thủy triều dâng lên thì họ bị chết ngộp. Với những biện pháp quyết liệt và tàn nhẫn đối với Ca-Tô Giáo nói riêng và Ki Tô Giáo nói chung, Nhật Bản đã giữ nước khỏi bị cái họa Ki Tô Giáo trong suốt hơn 200 năm, trong thời gian này trên đất Nhật không hề có bóng dáng của ngay cả một linh mục thừa sai và con chiên bản địa, đỡ hẳn mối lo âu về một số tín đồ Ca Tô sẵn sàng theo lệnh các thừa sai Tây phương phản quốc, cho tới khi Đô Đốc Perry của Mỹ dùng 10 tàu chiến tấn công và uy hiếp Nhật phải mở cửa giao thương và cho truyền đạo lại vào năm 1854.
Bởi vậy, viết về lịch sử Việt Nam, trong cuốn Câu Chuyện Việt Nam (The Story of Vietnam, trg. 28,) Hal Dareff đã viết lên hoàn cảnh khác biệt giữa Nhật Bản và Việt Nam trong thế kỷ 19 như sau:
"Đóng cửa biên giới, họ (triều đình Gia Long. TCN) sẽ tránh được sự xâm nhập của người ngoại quốc với những lối sống xa lạ của họ. Bất hạnh thay, trong nước đã có những người ngoại quốc rồi - Các giáo sĩ thừa sai."
(By sealing off their borders, they would keep out the foreigner and his alien ways. Unfortunately, there were already foreigners in Vietnam - The Missionaries.)
“Họa Âm” hay Phúc Âm?
Như vậy, rõ rảng là các giáo sĩ thừa sai đã mang đến Việt Nam “Họa Âm” chứ không phải là Phúc Âm. Từ những Họa Âm này mà các tín đồ Ca-Tô Việt Nam đã trở thành những người bất khoan dung đối ngay với cả những người trong gia đình, và trên bình diện quốc gia, trở thành những người phản quốc, hỗ trợ, giúp cho sự xâm lăng của thực dân Pháp thành công, như giám mục Puginier đã thú nhận.
Đến đây xin chấm dứt Phần I. Xin đón đọc Phần II, phê bình ba đề mục cuối trong bài ““Đối Thoại Trong Viễn Tượng Đa Phức Tôn Giáo” của Gm Nguyễn Thái Hợp.
Trần Chung Ngọc
(Còn nữa)